Nhằm ngăn chặn tình trạng nước Mỹ rơi vào cảnh vỡ nợ, Circle bất ngờ chuyển 8,7 tỷ USD sang giao dịch Repo.
Circle và BlockFi bị cáo buộc được ngân hàng SVB ưu tiên “white glove”
Circle chuyển 8,7 tỷ USD sang hợp đồng Repo để bảo vệ tài sản
Circle – công ty đứng đằng sau sự thành công của stablecoin USDC đã chuyển 8,7 tỷ USD sang hợp đồng mua lại (Repurchase Agreement). Quỹ dự trữ Circle Internet Financial được “ông lớn” BlackRock quản lý đã tăng thanh khoản trong các giao dịch Repo từ ngày 16/5/2023.
Giao dịch repo (Hợp đồng mua lại – Repurchase Agreement) vay thế chấp ngắn hạn. Bên bán chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản tài chính cho bên mua. Bên cạnh đó bên bán phải cam kết mua lại sau một khoảng thời gian xác định cùng với một mức giá được định trước.
Tổng nợ công quốc gia của Mỹ đã tăng hơn 8.000 tỷ so với đầu năm 2020, đạt 31.400 tỷ USD, tương đương 117% GDP Mỹ. Đây là một trong những bất ổn lớn nhất mà chính quyền ông Joe Biden cần phải khắc phục.
Cuộc gặp giữa Tổng thống Biden và các lãnh đạo quốc hội diễn ra sau 7 ngày khi Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen thông báo Mỹ sẽ vỡ nợ từ ngày 1/6 nếu mức trần nợ công không được nâng. Cảnh báo này đã gia tăng sức ép buộc Quốc hội và Nhà Trắng nỗ lực tìm kiếm một thỏa thuận và tránh một thảm họa kinh tế.
Năm tài chính khó khăn với nợ công khổng lồ
Mối đe dọa rằng nước Mỹ sẽ vỡ nợ đang leo thang mỗi ngày, đó cũng chính là lý do tại sao Circle phải tìm cách bảo vệ nguồn dự trữ của mình.
Đại diện phát ngôn Circle cho biết: “Mặc dù kế hoạch này đã được tiến hành trong nhiều tháng, nhưng việc đưa các tài sản có tính thanh khoản vào nguồn bổ sung dự trữ USDC là một điều cần thiết, kể cả trong trường hợp nước Mỹ không vỡ nợ”.
Jeremy Allaire, CEO của Circle, cũng đã chia sẻ nỗi lo cùng chính phủ Mỹ: “Chúng tôi không muốn tiếp xúc với khả năng vi phạm thanh toán các khoản nợ của chính phủ”.
Quỹ của đơn vị phát hành USDC đã “xả” lượng lớn trái phiếu kho bạc đến hạn đáo vào cuối tháng này kể từ ngày 31/5. Thay vào đó, quỹ đã chuyển tài sản thành tiền mặt hoặc giao dịch repo qua đêm.
Kỳ hạn của hợp đồng repo thường là rất ngắn chỉ qua đêm hay một vài ngày. Nếu mua lại tài sản tài chính qua đêm thì được gọi là khoản vay trong một ngày. Khi hợp đồng có kỳ hạn trên 2 ngày thì được gọi là hợp đồng mua lại có kỳ hạn. Thời gian kỳ hạn sẽ ảnh hưởng tới lãi suất repo trong hợp đồng.
Về bản chất, đây là giao dịch vay có kỳ hạn bằng tài sản thế chấp là các tài sản tài chính, không bao gồm chứng khoán, trái phiếu đáo hạn trong thời gian 3 ngày. Người đi vay sẽ bán chứng khoán, trái phiếu kho bạc để lấy tiền mặt và đồng ý mua lại tài sản thế chấp vào ngày hôm sau với giá cao hơn một chút.
Việc này nhằm tăng thanh khoản trên thị trường, cung cấp vốn cho các tổ chức đang gặp rắc rối về nợ.
Nguồn Coindesk
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.