Coinbase, Celsius và Paxos có bao nhiêu tài sản trong ngân hàng “sập tiệm” Signature Bank?

Signature Bank là đối tác của nhiều ông lớn trong ngành công nghiệp tiền điện tử.

Signature Bank là đối tác của nhiều ông lớn trong ngành công nghiệp tiền điện tử.

Ngân hàng trị giá hàng trăm tỷ USD đáng lẽ không nên bị sụp đổ vì bài toán thanh khoản

Coinbase, Celsius và Paxos nói gì về về Signature Bank?

Signature Bank là đối tác lớn của nhiều ông lớn trong ngành công nghiệp crypro. Sau khi bị Mỹ đóng cửa, nhiều đối tác lớn đã tự động công bố mức độ tiếp xúc của họ với ngân hàng. Sàn giao dịch Coinbase, công ty lending Celsius và Paxos – nhà phát hành BUSD đều đồng loạt lên tiếng.

Cụ thể, Paxos thông báo rằng họ có 250 triệu USD được gửi trong ngân hàng nhưng có bảo hiểm tư nhân.

Celsius, dù không tiết lộ chính xác số tiền bị mắc kẹt, nhưng theo cơ quan đại diện công ty, số tài sản Celsius bị Signature Bank nắm giữ cũng không phải là nhỏ.

Tương tự hai công ty trên, Coinbase xác nhận có 240 triệu USD tài sản được ngân hàng Signature Bank lưu giữ và số tiền này có thể được hoàn trả lại 100%.

Robbie Ferguson, đồng sáng lập Immutable X và Mitch Liu – đồng sáng lập Theta Network xác nhận họ không có quan hệ hợp tác với Signature Bank.

Sàn giao dịch tiền điện tử Crypto.com cũng đã thông báo rằng họ không có tiền gửi trong ngân hàng Silvergate và SVB.

Giám đốc công nghệ của công ty stablecoin Tether, Paolo Ardoino xác nhận động thái tương tự rằng Tether không tiếp xúc với ngân hàng.

Sự sụp đổ chóng vánh của 3 ngân hàng lớn gồm Silvergate Bank, SVB và Signature Bank đã khiến cộng đồng doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm và startup “sang chấn tâm lý”, trong đó, nhièu công ty đang đối mặt với câu hỏi về số phận tài khoản tại SVB cũng như hoạt động kinh doanh của mình.

Việc giới chức Mỹ nhanh chóng tạm dừng hoạt động của Signature Bank được cho là động thái kịp thời nhằm ngăn chặn thảm cảnh vỡ thanh khoản và hiệu ứng dây chuyền đối với tệp ngân hàng còn lại.

Cảnh báo nóng đối với First Republic Bank có thể rơi vào dớp “dẹp tiệm” khi cổ phiếu của ngân hàng này đột ngột lao dốc 30%, mặc dù phía First Republic Bank FRC nói rằng họ nnhận được nguồn tài trợ bổ sung từ FED và JPMorgan Chase & Co.

Chính quyền Mỹ đã nắm quyền kiểm soát hệ thống ngân hàng, FED và Bộ tài chính sẽ sử dụng gói vay khẩn cấp trị giá 25 tỷ USD từ Quỹ Bình ổn giao dịch (ESF). Chương trình cứu trợ cung cấp các khoản vay thời hạn 12 tháng cho các ngân hàng thế chấp chứng khoán, trái phiếu kho bạc và các tài sản thế chấp khác.

Song quyền lợi của cổ đông và các chủ nợ không được ưu tiên của Signature Bank hay SVB sẽ không được đảm bảo, toàn bộ ban quản lý của ngân hàng tiền điện tử này bị sa thải.

FED cũng cho biết thêm toàn bộ gửi tiền tại Signature Bank và Silicon Valley Bank đều sẽ được bảo đảm. Kể cả các khoản không được bảo hiểm theo quy định của FDIC do lớn hơn 250.000 USD.

Đây là các biện pháp bảo vệ người gửi tiền, bình ổn hệ thống tài chính và không có bất kỳ kế hoạch giải cứu ngân hàng nào.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết: “Tôi phải nói rõ là trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008, có những nhà đầu tư và chủ ngân hàng lớn đã được giải cứu, sau đó các cuộc cải tổ đã được thực hiện. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa sẽ lặp lại một lần nữa”.

Cơ quan giám sát tài chính Mỹ đưa SVB và Signature Bank vào nhóm rủi ro hệ thống tài chính, cũng là ví dụ điển hình cho việc quản lý khoản tiền gửi không được bảo hiểm bởi FDIC khiến tiền gửi dễ “bốc hơi” khi xảy ra vấn đề bởi các khoản vay.

Nguồn Cointelegraph

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác

Exit mobile version