Tình hình dịch covid 19 ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường bất động sản, trong đó thì lượng quan tâm của nhà đầu tư với cơn sốt đất nền đã sụt giảm mạnh tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là những tỉnh thành có lượng ca nhiễm cao. Trước tác động của dịch bệnh lên các hoạt động kinh tế và đời sống, sức cầu của thị trường nhìn chung cũng suy giảm do áp lực tài chính và tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư. Tuy nhiên có 1 thực tế đang xảy ra, là sốt đất đã hạ nhiệt nhưng giá không giảm. Vậy lý do vì đâu lại như vậy?
Cơn sốt đất nền tại các địa phương
Ghi nhận tại nhiều nơi mới xảy ra sốt đất, như Đông Anh, Ứng Hòa, Thạch Thất cho thấy giá bất động sản đến thời điểm này đã không còn “nhảy múa”, không khí mua bán lặng như tờ.
Không chỉ tại Hà Nội, một số khu vực khác như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Đà Nẵng,… thị trường đều đã bớt xôn xao. Lượng người quan tâm tới thị trường này giảm mạnh.
Theo dữ liệu của batdongsan.com.vn, toàn thị trường tháng 4/2021 đã giảm 18%, lượng tin đăng đã giảm 1% so với tháng trước đó. Nhưng ở một số nơi xảy ra tình trạng sốt đất thì lại giảm mạnh. Cụ thể, ở Hải phòng giảm 34%, Bắc Ninh giảm 29%, Đà Nẵng giảm 21%.
Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc sàn giao dịch batdongsan.com.vn, đến đợt dịch thứ 4 lần thì lượng quan tâm có sự suy giảm nhưng vẫn cao hơn đa phần các giai đoạn trước vào năm 2020. Điều đó phản ánh là thực tế, sự quan tâm tới bất động sản luôn luôn tồn tại và chỉ bị ảnh hưởng ngắn hạn bởi dịch bệnh Covid-19.
Còn theo Bộ xây dựng, sau khi địa phương thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì tình trạng sốt đất cũng có dấu hiệu giảm nhiệt. Theo đó khu vực phía Bắc, các tỉnh có lượng khách hàng giảm sâu như Bắc Giang 49%, Vĩnh Phúc 38%. Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh, đất và đất nền vốn là loại hình kinh doanh bất động sản nóng cũng có lượng khách hàng quan tâm giảm mạnh. Xu hướng tìm kiếm đất nền giảm mạnh ở các khu vực như Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè và Hooc Môn.
Giá đất nền vẫn cao “chóng mặt”
Trước tác động của dịch bệnh lên các hoạt động kinh tế và mọi mặt của đời sống, sức cầu của thị trường nhìn chung suy giảm do áp lực tài chính và tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư. Tuy nhiên xét về dài hạn, tâm lý sở hữu đất nền vẫn còn khá lớn. Chính sự khan hiếm này đã đẩy giá bán của loại hình bất động sản trên thị trường từng bước tăng lên.
Đơn cử tại TP. HCM, một nền đất điền thổ có diện tích 50m2 tại khu vực phường Long Trường, thành phố Thủ Đức đang được chào bán với mức 2,2 tỷ đồng, tức là vào khoảng 44 triệu đồng/1 mét vuông, tăng 100 triệu đồng so với 3 tháng trước đó. Một số nơi tăng nhẹ từ 5-10% so với thời điểm trước khi TP Hồ Chí Minh bùng phát dịch bệnh.
Theo nhận định của bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam, việc lệch pha cung cầu khiến cho mức giá trên thị trường trong đà tăng trưởng. Chưa kể, giá đất tăng trên hầu hết các địa phương, đặc biệt là các vị trí trọng điểm để phát triển dự án. Giá đất tăng, chi phí nguyên vật liệu xây dựng tăng, chi phí lưu thông hàng hóa tăng, chi phí về nhân công tăng,… khiến giá thành bị đưa lên cao. Tại TP HCM gía bán tại thị trường sơ cấp tăng 16% so với năm 2020, tại Hà Nội tăng khoảng 9%.
Cũng theo thông tin của batdongsan.com.vn, từ nửa cuối tháng 4, thị trường Bắc Ninh cũng có dấu hiệu hạ nhiệt song giá vẫn ở mức cao. Còn đến hiện tại thì thị trường này hoàn toàn dừng lại do tình hình dịch bệnh Covid-19 khiến giãn cách kéo dài.
Dù thị trường ngưng chệ nhưng khảo sát cho thấy, ở mặt bằng chung, giá đất chưa có dấu hiệu sụt giảm mà vẫn tiếp tục leo ở giá cao và đi ngang. Đất nền được dự báo sẽ tiếp tục là phân khúc được các nhà đầu tư ưa chuộng trong thời gian sắp tới. Phân khúc này sẽ tiếp tục khan hiếm và không có nhiều dự án mới mở bán.
Mặc dù dịch bệnh Covid-19 đã tác động lên hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội nhưng xét về dài hạn, đây vẫn là một phân khúc có giá trị bởi chính sự khan hiếm của nó và nhu cầu của thị trường.
Tổng kết
Mặc dù giao dịch giảm nhưng về mặt bằng chung giá đất nền lại có chiều hướng tăng. Lý giải về vấn đề này các chuyên gia cho rằng, quỹ đất ở của các thành phố ngày càng hạn hẹp, trong khi nhu cầu đầu tư đất nền và nhà ở gắn liền với đất tăng mạnh khiến cho giá nhà đất tăng cao.
Đồng thời, khác với các thành phố lớn, người dân ở các địa phương cũng ít có sự lựa chọn về các kênh đầu tư hơn. Khi có tiền, chủ yếu họ đều lựa chọn đầu tư bất động sản, trong đó, đặc biệt là yêu thích đầu tư đất nền.