Cộng hòa Estonia vừa có tuyên bố chính thức rằng quốc gia nhỏ nhất châu Âu này sẽ không cấm tiền điện tử mà chỉ bổ sung quy định với nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP).
Bộ Tài chính Estonia bác bỏ việc cấm tiền điện tử
Quy định được đưa ra bao gồm các yêu cầu AML / CFT quốc tế gần nhất, áp dụng cho các nhà cung cấp dịch vụ tiền điện tử được cấp phép ở Cộng hòa Estonia, nhưng không đưa ra thêm sự bảo vệ với khách hàng.
Gần đây, khi dự thảo luật về tiền điện tử được trình lên, nó đã khiến cộng đồng tiền điện tử Cộng hòa Estonia lo ngại về một lệnh cấm hoàn toàn đối với đồng tiền này.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính Estonia vừa có tuyên bố chính thức về dự luật, bác bỏ thông tin về việc cấm hoàn toàn tiền điện tử.
Theo lời tuyên bố, luật, vẫn yêu cầu 3 lần đọc tại nghị viện, đã được chuẩn bị và trình bày nhằm tăng sức mạnh của giấy phép nhà cung cấp dịch vụ tiền điện tử hiện tại, điều này sẽ không gây ảnh hưởng đến những giao dịch và người nắm giữ tiền điện tử.
Tuyên bố chính thức từ Bộ Tài chính Estonia là:
“Quy định không áp dụng cho khách hàng mà cho nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP) – đơn vị tiến hành hoạt động hoặc nhân danh cho thể nhân hay pháp nhân như một doanh nghiệp lâu dài. Điều này có nghĩa là luật không bao gồm bất cứ quy định nào để cấm khách hàng sở hữu và giao dịch tài sản ảo, cũng không có bất cứ phương diện nào yêu cầu khách hàng chia sẻ khóa cá nhân ví điện tử của họ”.
Bổ sung quy định về VASP
Bộ Tài Chính cũng cho biết, luật mới, vẫn chịu sự giám sát của pháp luật, sẽ không tác động đến cá nhân sở hữu tiền điện tử thông qua một ví cá nhân mà nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP) không cung cấp.
Theo luật được đề xuất, điều kiện để đăng ký giấy phép nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP) là doanh nghiệp phải hoạt động hoặc có liên quan đến Cộng hòa Estonia, mặc dù quy định hiện tại cho phép bán lại các công ty đủ giấy phép cho đơn vị khác.
Một thay đổi khác đáng chú ý về yêu cầu tăng vốn sẽ tác động đến các nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP) nhỏ hơn.
Các nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo sẽ được yêu cầu có vốn cổ phần tối thiểu là 125 000 hay 350 000 euro, tùy vào loại dịch vụ được đưa ra, con số này có thể cao hơn so với mức sàn hiện tại là 12 000 euro.
Thực tế, hành động siết chặt quy định về VASP tại Cộng hòa Estonia là có lý do. Trước đó, vào năm 2020, quốc gia này đã xảy ra một vụ bê bối rửa tiền với quy mô lớn bậc nhất châu Âu, trị giá 220 tỷ USD. Sự việc khiến chính phủ buộc phải động thái mạnh tay là rút 500 giấy phép hoạt động của các sàn và công ty cung cấp dịch vụ tiền điện tử.
Tính đến hiện tại, việc xin giấy phép hoạt động đối với công ty dịch vụ tiền điện tử vẫn là điều rất khó khăn, để được cấp phép, họ buộc phải trải qua một quy trình xem xét gắt gao.