Với các công nghệ blockchain, web 3.0 sẽ mở ra một kỷ nguyên internet mới.
Sự hiện hữu của Internet trong cuộc sống con người trong vòng chưa đầy nửa thế kỷ là điều hiếm có trong lịch sử nhân loại. Kể từ khi ra đời vào năm 1983, Internet đã phát triển đáng kể. Chúng ta đang chứng kiến sự chuyển đổi đáng kể của Web 2.0 sang Web 3.0 – một sức mạnh có thể thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta.
Quá trình tiến triển đến Web 3.0
Trước khi tìm hiểu Web3 là gì, chúng ta phải nắm được sự tiến triển của Internet thông qua từng giai đoạn đời người. Internet được giới thiệu đến công chúng vào năm 1980 với những tính năng khởi đầu được biết đến với tên gọi Web 1.0. Nói một cách dễ hiểu, Web 1.0 là một mạng phân phối nội dung (CDN) cho phép hiển thị phần thông tin trên các trang web giống như báo thường nhật mà người dùng chỉ có thể đọc thông tin trên báo.
Để thu hút người dùng, Web1 cần giải quyết những hạn chế hiện hữu – Web2 ra đời. Web 2.0 là khái niệm để chỉ những mã nguồn website có tính mở và tương tác cao, giúp người dùng có nhiều quyền hạn hơn và dễ tiếp cận hơn. Có thể nói web 2.0 là website cộng đồng. Web2 cũng đã mở đường cho nhiều nền tảng như thương mại điện tử, mạng xã hội, blog, streaming,… nhằm thu hút lượng lớn truy cập.
Phát triển Web 2.0 là bước tiến lớn cho thế giới và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình số hóa. Hơn hai thập kỷ, Web2 đã thay đổi cách tương tác xã hội từ tiếp cận hạn chế sang tiếp cận toàn cầu.
Khi thời đại của công nghê smartphone mở ra vào năm 2007, lượng sử dụng Internet tăng mạnh. Nhiều tính năng mới tràn ngập các công nghệ web với sáng tạo, chia sẻ và kết nối.
Sau hai thập kỷ thống trị của Web2, yêu cầu bảo mật dữ liệu nổi lên cùng với sự phát triển như vũ bão của ứng dụng web và nền tảng. Bên cạnh đó, người dùng cũng muốn bảo vệ dữ liệu của mình khỏi sự xâm phạm của các bên thứ ba.
Kết quả là, nhu cầu của người dùng đối với hệ thống mạng lưới minh bạch, có khả năng toàn quyền kiểm soát dữ liệu ra đời. Đây là bối cảnh dẫn đến sự ra đời của Web 3.0
Web 3.0 là gì?
Web 3.0 là thế hệ thứ ba của Internet cho phép người dùng có khả năng đọc, ghi và tương tác. Mục đích của Web 3.0 là tạo ra những trang web và các ứng dụng web thông minh, từ những trang web này tất cả sẽ được kết nối với nhau từ con người đến các sự vật.
Web 3.0 sẽ không xây dựng và triển khai các ứng dụng tập trung tại một máy chủ hoặc một cơ sở dữ liệu duy nhất như trước đây, thay vào đó, web 3.0 sẽ được chạy trên mạng lưới blockchain, mạng phi tập trung của nhiều nút ngang hàng hoặc là sự kết hợp của cả hai để tạo thành một giao thức kinh tế kết hợp với tiền điện tử. Những công nghệ mới không thể bỏ qua trong Web 3.0 bao gồm: công nghệ sổ cái phi tập trung (DLT), máy học (machine learning), Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và Big Data.
Web 3.0 cũng nâng cao tính bảo mật, quyền riêng tư cũng như tính minh bạch, tạo điều kiện cho nhận dạng bằng kỹ thuật số. Tất cả những thông tin đều được cập nhật tạo thành kho dữ liệu khổng lồ và khách hàng có thể tìm kiếm tất cả thông tin kiến thức trên web 3.0.
Công nghệ blockchain đóng một vai trò quan trọng như thế nào trong Web 3.0?
Có thể nói phi tập trung là concept cốt lõi trong sự ra đời của Web 3.0. Công nghệ sổ cái hiện tại đã phát triển khá hoàn thiện và đủ đáp ứng nhu cầu minh bạch và bảo mật dữ liệu trong mạng lưới.
Thế mạnh chính của blockchain đến từ phi tập trung, không thể thay đổi, bảo mật và minh bạch. Đây chính là những gì mà Web 3.0 muốn phục vụ khách hàng:
- Phi tập trung khắc phục khuyết điểm của tập trung : mạng lưới ngang hàng peer-to-peer cung cấp cho khách hàng tính minh bạch ở các lĩnh vực mà tính tập trung không thể hoàn thành. Nói đơn giản, mọi người trong blockchain có thể kiểm tra và xác minh data từ block. Nó sẽ tạo ra môi trường đáng tin cậy trong khi xác minh dữ liệu mà không có sự can thiệp của bên thứ ba.
- Cải thiện đối chiếu dữ liệu: blockchain có thể làm việc với database thời gian thực cho tất cả các công ty làm việc trên đó. Do đó, kể cả với dữ liệu hết hạn được lưu trữ trong một server của công ty, blockchain cũng có thể truy cập trực tiếp theo thời gian thực và cập nhật dữ liệu từ blockchain. Nó giúp phát triển một hệ thống quản lý dữ liệu đáng tin cậy hơn.
- DeFi Apps và Protocol: Ứng dụng Tài chính phi tập trung (DeFi) như Aave, Compound hay Uniswap đang thu hút nhiều người dùng hơn nhờ hệ thống tài chính dễ sử dụng. Bên cạnh đó, mỗi giao dịch trên blockchain đều được ghi lại bên trong block. Nền tảng DeFi còn giúp người dùng né tránh thực thể tập trung như chính phủ, ngân hàng trung ương, cơ quan tài chính,…. Nó sẽ hỗ trợ người dùng trả thuế và xóa bỏ yêu cầu về sự đồng ý của bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào.
- Cải thiện khả năng tương tác: nhiều blockchain đang hoạt động trên kết nối cross bridge có thể link với các dự án khác. Với tốc độ kết nối cao, blockchain sẽ cải thiện khả năng tương tác giữa các hệ thống và mạng lưới khác nhau.
- Tự động hóa thông qua hợp đồng thông minh: người dùng có thể khóa điều kiện xác định trước để tự động thỏa thuận. Cơ chế này giúp tiết kiệm thời gian cho các bên tham gia.
- Lưu trữ chống kiểm duyệt của các file dữ liệu P2P: Chính phủ hoặc bất cứ thực thể nào cũng không thể áp đặt kiểm duyệt đối với các cá nhân hoặc nhóm vì không thể can thiệp hoặc sửa đổi dữ liệu blockchain. Điều này có thể giúp người tiêu dùng nắm giữ các quyền cơ bản của họ như quyền tự do ngôn luận.
Blockchain nâng cấp bảo mật dữ liệu của người dùng Web 3.0
Mã hóa
Mã hoá là quá trình biến đổi các thông tin, bằng cách sử dụng một phương pháp toán học và một khoá bí mật để sinh ra một chuỗi các kí tự khó hiểu. Thực chất là việc che dấu các thông báo, chỉ người gửi và người nhận có thể đọc nó. Khoa học nghiên cứu mã hoá được gọi là mật mã.
Trong thời đại ngày nay, hai kĩ thuật cơ bản thường được sử dụng để mã hóa thông tin trên Internet là mã hóa “khóa đơn” hay mã hóa “khóa bí mật” và mã hóa “khóa công cộng”. Mỗi quá trình dữ liệu trên blockchain đều được lưu trữ mã hóa. Với phương pháp này, không ai có thể sửa đổi dữ liệu. Người dùng có thể kiểm tra và xác minh chữ ký trên các node link đến hệ thống mạng lưới blockchain.
Khả năng của hợp đồng thông minh đảm bảo tự động hóa với tính chính xác cao thông qua giá trj xác định trước lưu trong nó.
Chống cuộc tấn công mạng
Mọi dữ liệu được tải lên trên blockchain đều được lưu trữ trong mạng công cộng phân tán với các tính năng bảo mật cao nhất. Một khi dữ liệu được lưu trữ trên mạng, không ai có thể chỉnh sửa hoặc thay đổi.
Hơn nữa, mọi luồng dữ liệu trên mạng blockchain xác thực trên các nút khác nhau bởi validator. Vì vậy, nếu đối tượng xấu muốn thực hiện cuộc tấn công và giải mã mạng, blockchain sẽ yêu cầu sự kiểm soát của hầu hết các nút. Điều này khiến hacker rơi vào vòng lặp tính toán vô tận.
Nói chung, tích hợp blockchain trong không gian Web 3.0 sẽ loại bỏ các cuộc tấn công mạng vào dữ liệu của người dùng. Vì vậy, nó có thể giảm thiểu nguy cơ dữ liệu bị xâm phạm quyền riêng tư, vi phạm dữ liệu và các vấn đề về quyền riêng tư khác.
Công nghệ blockchain tích hợp trong Web 3.0
Internet of Things (IoT)
Blockchain sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của IoT vì IoT cũng là một mạng kết nối với các hệ thống và thiết bị khác nhau. Việc tích hợp blockchain sẽ cải thiện kỹ thuật lưu trữ dữ liệu IoT và tăng cường bảo mật dữ liệu.
Ngoài ra, tính không thay đổi của blockchain sẽ phòng ngừa kẻ gian giả mạo dữ liệu. Nhờ đó, công nghệ IoT có thể tận dụng blockchain cho các hệ thống giám sát, chuỗi cung ứng và các dự án Web 3.0 dựa trên IoT khác.
Machine learning
Machine learning (ML) là một concept đang phổ biến khác trong các ngành công nghiệp và IT. Đưa ML vào blockchain có thể chuyển đổi blockchain sang một chuỗi thông minh hiệu quả hơn.
Quan trọng nhất, ML có thể thực hiện các lệnh tự động trên blockchain và cải thiện tính tin cậy, bảo mật và linh hoạt của dữ liệu người dùng.
Cloud Services
Các dịch vụ đám mây ngày nay có thể được cải thiện trong tương lai với sự trợ giúp của công nghệ blockchain. Phương pháp mã hóa dữ liệu của blockchain và hash có thể cung cấp tính bảo mật cao cho dữ liệu hiện diện trên đám mây.
Artificial Intelligence
AI là khái niệm hấp dẫn nhất trong thế giới mạng ảo và không gian Web 3.0. Dự kiến, AI sẽ tận dụng công nghệ blockchain để mang lại cuộc cách mạng trong tương lai của ngành y tế, đời sống, khoa học, dịch vụ tài chính và chuỗi cung ứng.
Tính tò mò tìm hiểu công nghệ mới và hướng đi mới luôn tạo thêm giá trị mới cho các thế hệ sắp tới. Từ việc phát minh ra lửa đến bóng đèn, mọi thứ đều quan trọng trong sự phát triển của lối sống con người.
Chúng ta chỉ vừa mới tham gia vào không gian web 3.0 với tài nguyên hạn chế. Còn rất nhiều khám phá công nghệ trong không gian web 3.0 đang chờ đợi chúng ta, điều này chắc chắn sẽ xuất hiện từ những cải tiến và tích hợp mới của công nghệ như blockchain trong những năm tới.