Là khoản phí mà nhà đầu tư phải trả cho công ty chứng khoán khi giao dịch thành công một lệnh, tùy thuộc vào từng công ty sẽ có mức phí giao dịch khác nhau,dao động trong khoảng từ 0,1% đến 0,35%.
Đọc thêm: Các loại thuế phí khi giao dịch chứng khoán: Cân nhắc khi giao dịch lô lẻ
Đọc thêm: Credit Suisse nói gì trước tin đồn phá sản?
Việc nhẹ “phí nhiều”
Trong nhiều năm qua, thị trường chứng khoán trong nước hoạt động khá tích cực. Nó dần trở thành một kênh kinh doanh không thể thiếu trong hoạt động đầu tư và tài chính. Để tham gia thị trường, một trong những điều mà các nhà đầu tư cần quan tâm là tham khảo các loại thuế phí.
Các giao dịch có giá trị càng lớn, phí giao dịch sẽ càng thấp, tương tự với các khách hàng thân thiết, khách hàng quan trọng. Khối lượng giao dịch càng lớn thì mức phí sẽ càng thấp. Tuy nhiên, điều này sẽ chỉ có lợi cho các nhà đầu tư giao dịch với số vốn khổng lồ.
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp các nhà đầu tư thua lỗ do các yếu tố khách quan hay chủ quan ảnh hưởng đến hiệu suất lợi nhuận của danh mục thì mức phí giao dịch cao hay thấp lại trở thành mối lo ngại.
Theo thông tư 128 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ tháng 2/2019 quy định rằng các công ty chứng khoán không được phép thu phí giao dịch quá 0,5%/giao dịch, và không quy định mức tối thiểu.
Trên thực tế, các công ty đưa ra mức phí trong khoảng từ 0,1% đến 0,35% (tùy theo các công ty chứng khoán) và chưa có công ty nào để chạm mức trần 0,5%. Thông thường, các công ty chứng khoán mới sẽ có mức phí giao dịch thấp hơn nhằm thu hút khách hàng so với các công ty chứng khoán lâu đời.
Công ty chứng khoán nào có mức phí giao dịch thấp nhất?
Về các công ty chứng khoán, hiện đứng đầu bảng công ty chiếm thị phần cao nhất là VPS (13,4%), theo sau là SSI (11,89%), HSC (8,23%), VNDS (7,46%), VCSC (5,62%), MAS (4,41%), MBS (4,07%), TCBS (3,6%), FPTS (3,46), BSC (3,25%).
Dưới đây, ViMoney tổng hợp lại biểu phí giao dịch chứng khoán cơ cở của 10 công ty chứng khoán có thị phần cao nhất, theo Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HSX):
Đối với giao dịch chứng khoán cơ sở không có chuyên viên môi giới tư vấn
Biểu phí giao dịch chứng khoán cơ cở (không có môi giới).
Hiện tại, ở thị trường Việt Nam có hơn 70 công ty chứng khoán, mỗi công ty lại có biểu phí giao dịch khác nhau. Thông thường, mức phí 0,1% được xem là mức phí giao dịch chứng khoán phổ biến thấp nhất hiện nay (không tính đến một vài công ty miễn phí 0%). Mức phí này áp dụng cho khách hàng giao dịch trực tuyến.
Pinetree hiện đang là công ty chứng khoán đến từ Hàn Quốc có mức giao dịch thấp nhất với 0,03%/tổng giá trị giao dịch.
Phổ biến hơn, TCBS (CTCP Chứng khoán Kỹ Thương – Techcom Securities) và AIS có mức phí 0,1%. Ngược lại, HSC hiện là công ty có mức phí giao dịch cao nhất là 0,2%.
Có doanh nghiệp nào đang miễn phí giao dịch không? Mức phí 0% chỉ là mức ưu đãi mà một số công ty dành cho các khách hàng từ 1-3 tháng đầu sau khi mở tài khoản như AIS, VPS.
Hiện nay, mức phí môi giới bình quân dao động từ 0,03 – 0,4% tổng giá trị giao dịch trong ngày theo tài khoản. Hầu hết các CTCK quy định riêng về phí môi giới đối với giao dịch thực hiện qua những kênh giao dịch khác nhau.
Thông thường, giá trị giao dịch càng cao thì mức phí càng rẻ. Một số đơn vị quy định cụ thể phí môi giới đối với tài khoản được chuyên viên tư vấn chăm sóc riêng như MBS, BSC, VCBS,…
Đối với loại hình giao dịch trực tuyến (chủ động) mức phí thường dao động ở mức từ 0,1% đến 0,2%. Tuy nhiên, mức phí này có thể lên tới 0,4% đối với những giao dịch có hỗ trợ tư vấn, môi giới đầu tư. Đối với loại giao dịch này, các nhà đầu tư nên cân nhắc.
Bởi ngoài việc mất tiền để mua cổ phiếu, người giao dịch còn phải trả thêm phí môi giới. Trong bối cảnh thị trường bất lợi (như trong tuần qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đối mặt với cú rơi mạnh mất mốc 1.050 điểm), thì ngoài số tiền vốn bị mất do cắt lỗ, họ còn mất thêm phí bán chứng khoán.
Ví dụ:
Chị A giao dịch cổ phiếu cơ sở trên sàn M (có môi giới tư vấn).
Ngày 14/9/2022, chị A mua 1000 cổ phiếu ORS có giá 14.150.000 đồng, cộng thêm 0.35% phí giao dịch, tương đương 49.525 đồng.
Đến ngày 13/10/2022, cổ phiếu ORS rớt giá mạnh. Chị A bán 1000 cổ phiếu ORS lúc này chỉ còn có giá là 9.700.000 đồng và cộng thêm 0,35% phí giao dịch khi cắt lỗ. Vậy, ngoài việc chị A mất đi số tiền vốn là 4.450.000 đồng, chị A còn phải mất thêm tiền phí cho cả lần mua và bán là 83.475 đồng. Chị A mất tổng là 4.533.457 đồng.
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.