Một trong những băn khoăn của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội chính là việc nếu không đóng bảo hiểm xã hội có bị phạt không? Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thông tin chi tiết nhé!
1. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội
Theo quy định của pháp luật, điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014, các đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm bao gồm:
- Người lao động hoạt động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động theo thời hạn; hợp đồng theo mùa vụ hoặc công việc có thời hạn cụ thể là đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, bao gồm cả hợp đồng lao động ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật.
- Cán bộ, công chức, viên chức. Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Công nhân quốc phòng, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
Trong trường hợp công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên hoặc người lao động không tham gia bảo hiểm xã hội thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
2. Mức phạt khi không đóng BHXH
Điều 26 Nghị định 95/2013NĐ-CP quy định rõ về mức phạt đối với người lao động không tham gia bảo hiểm xã hội như sau:
a) Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau:
- Đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp chậm;
- Đóng bảo hiểm không đúng mức quy định;
- Đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
b) Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính. Tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Nếu công ty không đóng BHXH, BH thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thì mức phạt tiền đối với công ty là từ 18% – 20% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.
Trong trường hợp công ty không đóng BHXH cho nhân viên trọng một số trường hợp thì bị phạt tiền từ 12% – 15% tổng số tiền bảo hiểm bắt buộc.
Như vậy, nếu công ty không thực hiện việc đóng BHXH cho nhân viên thì sẽ phải chịu mức phạt theo quy định của pháp luật. Để bảo vệ quyền lợi của mình thì người lao động có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Ban Giám đốc công ty để xem xét hoặc đến Phòng Lao động – thương binh và xã hội hay Tòa án cấp quận/huyện để yêu cầu giải quyết chính đáng.
Nguồn: Tổng hợp