CPI là thuật ngữ không còn xa lạ, đặc biệt là với những người quan tâm đến lĩnh vực kinh tế. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu CPI là gì, ý nghĩa và cách xác định chỉ số này.
Chỉ số CPI là gì?
CPI là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Consumer Price Index, mang ý nghĩa chỉ số giá tiêu dùng. Hiểu một cách đơn giản, đây là loại chỉ số tính theo phần trăm, dùng để thể hiện mức thay đổi của giá cả hàng hóa tiêu dùng theo thời gian nhất định.
CPI được tính dựa trên một giỏ hàng hóa đại diện nên chỉ số này không mang tính tuyệt đối đối so với toàn bộ nền kinh tế.
Nếu nhìn CPI từ góc độ của nền kinh tế vĩ mô, chỉ số này sẽ được tính ở những lĩnh vực như: Giáo dục và truyền thông, dịch vụ y tế, giải trí, nhà ở, thực phẩm và đồ uống, áo quần, phương tiện vận chuyển, hàng hóa và dịch vụ khác,…
Chỉ số CPI có ý nghĩa như thế nào?
Chỉ số CPI có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đánh giá nền kinh tế của một quốc gia. Cụ thể:
Cho thấy sự biến động của giá bán lẻ hàng hóa
Chỉ số CPI sẽ biểu hiện cho xu thế và mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ. Như vậy, CPI được sử dụng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời gian. Khi chỉ số CPI tăng lên có nghĩa là mức giá tiêu thụ trung bình tăng và ngược lại.
Cảnh báo lạm phát, giảm phát
Không dừng lại ở thể hiện sự biến động của giá bán lẻ hàng hóa, CPI còn mang ý nghĩa quan trọng hơn. Sự biến động của chỉ số này có thể là “hồi chuông cảnh báo” tình trạng lạm phát hay giảm phát. Đặc biệt, khi giá cả hàng hóa tăng đến mức không thể kiểm soát thì từ lạm phát phát triển thành siêu lạm phát, mang lại tác hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc gia, khu vực và cả trên thế giới.
Bên cạnh việc cảnh báo lạm phát, chỉ số CPI cũng báo động cho tình trạng giảm phát. Nguyên nhân là do sự sụt giảm của tổng cầu kéo theo sự sụt giảm mức giá chung, gây nên giảm phát, dẫn đến thất nghiệp lẫn suy thoái kinh tế.
Xác định chỉ số CPI như thế nào?
Trên thực tế, chỉ số giá tiêu dùng CPI được xác định dựa trên hoạt động nghiên cứu thị trường. Cụ thể, các chuyên viên thống kê sẽ tiến hành thu thập thông tin tiêu dùng tại các hộ gia đình. Sau đó các mặt hàng tiêu dùng và dịch vụ sẽ được phân loại cụ thể theo từng giai đoạn, khu vực địa lý và tính chất sản phẩm.
Việc tính toán các thông tin liên quan đến chỉ số CPI sẽ được thực hiện tương đối nghiêm ngặt. Các số liệu thống kê ghi nhận được sẽ do cơ quan chức trách thực hiện tính toán ra chỉ số giá tiêu dùng trong thời gian nhất định.
Chỉ số CPI được ứng dụng trong trường hợp nào?
Không chỉ có chức năng cảnh lạm phát, giảm phát có thể xảy ra, CPI còn được ứng dụng trong một số trường hợp thực tế khác. Cụ thể:
Điều chỉnh chính sách kinh tế
Trong một số trường hợp, người ta sẽ căn cứ vào chỉ số CPI để xem xét mức độ hiệu quả của những chính sách kinh tế mà chính phủ ban hành. Bởi vì bản chất của chỉ số CPI là cung cấp những thông tin về sự thay đổi giá cả trong nền kinh tế quốc gia. Thông qua đó chính phủ có thể đánh giá và điều chỉnh các chính sách kinh tế sao cho phù hợp. Đôi khi chính phủ cũng dựa vào chỉ số này để đưa ra những chính sách hỗ trợ về tài chính, tiền tệ,…
Điều chỉnh thành phần kinh tế
Nhờ vào những thông tin nghiên cứu đa dạng của chỉ số CPI, chính phủ sẽ điều chỉnh các thành phần kinh tế khác nhau. Thông qua đó, tác động đến sự thay đổi giá các của sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ. Việc làm này có công dụng ngăn ngừa tối đa lạm phát có thể xảy ra.
Điều chỉnh mức lương và an sinh xã hội
Ngoài những ứng dụng kể trên, CPI còn được sử dụng để điều chỉnh mức lương thực tế cho người lao động thông qua nghiên cứu về chi phí sinh hoạt của họ. Đồng thời, chính phủ cũng sẽ kịp thời điều chỉnh các chế độ phúc lợi an sinh xã hội, ngăn chặn lạm phát trong thuế xuất.
Một số hạn chế của chỉ số CPI
Bên cạnh những mặt tích cực, chỉ số CPI vẫn còn một số hạn chế nhất định. Cụ thể:
- Chỉ số CPI không thể đại diện cho tất cả các nhóm nhân cư.
- CPI không thể đo lường được các khía cạnh ảnh hưởng đến mức sống của dân cư.
- Phạm vi xác định của chỉ số CPI không bao gồm yếu tố về môi trường và xã hội.
- Chỉ số CPI chỉ phản ánh được sự thay đổi giá cả hàng hóa chứ không nói lên được sự thay đổi chất lượng hàng hóa.
- Chỉ số CPI không phản ánh được xuất hiện của các loại hàng hóa mới trên thị trường.
Tác động của chỉ số CPI đến nền kinh tế
CPI là một chỉ số không thể bỏ qua trong việc đánh giá nền kinh tế. Sự biến động của CPI cũng tác động sâu sắc đến các yếu tố kinh tế khác, cụ thể:
- CPI tăng: CPI tăng đồng nghĩa với việc giá cả các mặt hàng tiêu dùng đều tăng, điều này tác động khá tiêu cực đến đời sống sinh hoạt của người dân, nhất là với bộ phận có thu nhập thấp.
- CPI giảm: CPI giảm thì giá cả của hàng hóa lúc này cũng sẽ giảm theo. Nếu thu nhập của người dân vẫn duy trì và không có biến động thì họ sẽ được nâng cao mức sống hơn.
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin trả lời cho câu hỏi CPI là gì, ý nghĩa, cách xác định chỉ số này cũng như ứng dụng của nó trong nền kinh tế. CPI nếu nắm được bản chất và vận dụng hợp lý sẽ giúp ích rất nhiều cho chính phủ, các doanh nghiệp và người lao động.