CPI tháng 10 hạ nhiệt sâu có làm FED thay đổi chiến thuật?

Giá tiêu dùng tháng 10 của Mỹ tăng ít hơn dự kiến

Chỉ số CPI tháng 10 mới được công bố mới đây như phát đi tín hiệu khả quan rằng cuộc cuộc khủng hoảng tài chính sẽ được kiểm soát, người tiêu dùng Mỹ có tiếp tục rơi vào khủng hoảng?

Thời đại của “gấu” hay thời khắc của chúng ta

CPI 8,3%

Bộ Lao động Mỹ chính thức công bố chỉ số CPI tháng 10 tăng 7,7%, đánh dấu tháng đầu tiên kể từ tháng 2 năm nay có mức lạm phát năm dưới 8%, giảm 1,4% so với mức cao nhất trong 40 năm qua là 9,1% vào tháng 6. CPI lõi (không tính năng lượng và thực phẩm) tăng 0,3% so với tháng 9 và 6,3% so với cùng kỳ, thấp hơn so với ước tính tương ứng là 0,5% và 6,5%.

Mặc dù có dấu hiệu giảm do trước đó FED đã mạnh tay tăng lãi suất lần 4 lên 0,75 bps nhưng mức trị số này vẫn đủ sức để tạo sự căng thẳng với người tiêu dùng Mỹ.

Đây chính là bằng chứng cho việc nước Mỹ đang đứng trước vực suy thoái – điều mà FED, Nhà Trắng đều chưa thừa nhận bởi động lực lao động tăng mạnh.

Điều đáng nói, kể cả khi giá xăng dầu giảm khiến tốc độ lạm phát giảm nhịệt thì chi phí thuê nhà, phí chăm sóc sức khỏe, dịch vụ nhà hàng,…vẫn tăng chóng mặt. 

Trước mắt, giá trị đồng USD tăng mạnh trong đêm 10/11 kể từ khi đề chế FTX sụp đổ. Thị trường châu Á ghi nhận sự cố gắng của đồng Yên Nhật, nó đã trở về gần với mức cao nhất trong 14 ngày qua, hiện giao dịch ở mức 146,11 USD/Yên.

Bên cạnh đó, việc điều tiết lạm phát gắn với rủi ro chi phí phát sinh, lãi suất tăng cao sẽ khiến giá cả hàng hóa chịu áp lực, thậm chí cả chuỗi cung ứng và sản xuất.

Các nhà chính sách đang làm việc tại FED bày tỏ quan điểm cần phải tích cực hơn nữa trong việc hạ nhiệt giá cả hàng hóa, giảm áp lực đè nặng trên tiền lương của người lao động.

Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã tăng lên mức trên 4% cho thấy lưỡi dao hai chiều của kế sách hiện thời của FED. Chuyên gia kinh tế trưởng Neil Dutta đến từ Renaissance Macro nói rằng: “Lạm phát vẫn nóng song điều kiện tài chính và thị trường lao động không đáng lo ngại khi khá ổn định. Nếu mục tiêu của FED là khiến mọi thứ giảm tốc và tạo ra vết thương trong lòng tài chính thì có vẻ đó là một sự thất bại”.

Cuộc chiến sẽ không dừng lại

Áp lực lạm phát và xung đột chính trị ở biên giới Đông Âu làm nhiều khả năng FED sẽ nâng lãi suất lên mức 4,267% vào tháng 12 năm nay và đạt đỉnh ở 4,551% vào năm 2023 vì theo FED, cuộc chiến này sẽ ngày một quyết liệt, đòi hỏi đồng USD có đủ nhiệt để tăng giá thêm trên thị trường tài chính.

Ngân hàng trung ương Mỹ cho hay những động thái cứng rắn có thể đang dần tiến đến “giai đoạn cuối cùng”. FED nói rằng “sẽ xem xét thực hiện nhiều đợt thắt chặt, ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến hoạt động kinh tế và lạm phát, cũng như sự phát triển kinh tế và tài chính”.

Nỗi lo lắng phủ kín nền tài chính toàn cầu khi FED đang kéo nền kinh tế thế giới vào guồng quay không có lối thoát, sức mạnh của đồng USD đang đè bẹp ngoại tệ, hệ thống xuất khẩu “trục trặc” đe dọa thị trường tài chính London, Tokyo và châu Âu.

Cần phải thừa nhận việc thay đổi chính sách tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến mọi điều chỉnh trong tương lai.

Ủy ban thị trường mở liên bang nói rằng “các mức tăng liên tục sẽ là phù hợp nếu chúng ở trong phạm vi”. Nhìn chung, ở hiện tại, còn quá sớm để bàn luận đến câu chuyện khi nào FED tạm dựng việc tăng lãi suất.

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version