Cross-chain bridge được xem là giải pháp kết nối giữa các blockchain. Hôm nay, các bạn hãy cùng Coin68 tìm hiểu về Cross-chain bridge nhé!
Cross-chain bridge là gì?
Cross-chain bridge là cây cầu kết nối giữa nhiều blockchain độc lập. Các bạn có thể xem Cross-chain bridge như một ‘người trung gian’ kết nối hai blockchain khác nhau và cho phép người dùng chuyển token, sử dụng hợp đồng thông minh, trao đổi dữ liệu cũng như sử dụng các chức năng khác.
Tại sao Cross-chain bridge lại được phát triển?
Những hạn chế của các blockchain lâu đời như Ethereum, Bitcoin đã khuyến khích sự phát triển của các nền tảng mới hơn. Các chain mới này cung cấp các lợi ích như phí giao dịch rẻ hơn, thông lượng mạng cao hơn. Tuy nhiên, có một vấn đề đang quan tâm ở đây là người dùng không thể di chuyển tài sản một cách liền mạch từ các nền blockchain cũ sang các mạng blockchain mới.
Giả sử như các bạn cần chuyển tài sản từ Ethereum sang Polygon mà không dùng Cross-chain bridge thì các bạn cần chuyển tài sản lên các sàn CEX sau đó rút tài sản về Polygon. Khi muốn chuyển tài sản từ Polygon về lại Ethereum thì cần thực hiện lại các thao tác như ban đầu. Điều này vô hình chung gây mất rất nhiều thời gian cho người dùng. Cross-chain bridge được phát triển nhằm giúp người dùng di chuyển tài sản giữa các blockchain một các dễ dàng, tiện lợi, và nhanh chóng hơn.
Cross-chain bridge hoạt động như thế nào?
Các Cross-chain bridge hoạt động theo một trong 3 cơ chế sau:
- Lock and mint (Khoá vá đúc): Khi token được gửi từ Chain A sang chain B. Người dùng khóa token trong hợp đồng thông minh trên chain A, sau đó các phiên bản được wrapped của các token bị khóa đó được đúc trên chain B dưới dạng IOU. Theo hướng ngược lại, các token được wrapped trên chain B mới được đốt cháy để mở khóa các token ban đầu trên chain A.
- Burn and mint (Đốt và đúc): Khi token được gửi từ Chain A sang chain B. Người dùng đốt token trên chain A, sau đó các native token giống nhau được phát hành (đúc) trên chain B.
- Lock and unlock (Khoá và mở khoá): Khi token được gửi từ Chain A sang chain B. Người dùng khóa token trên chain A, sau đó mở khóa native token giống nhau từ pool thanh khoản trên chain B. Những loại cross-chain bridge này thường thu hút thanh khoản ở cả hai bên cầu thông qua các biện pháp khuyến khích kinh tế như chia sẻ doanh thu.
Để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của các Cross-chain bridge, các bạn có thể tham khảo ví dụ dưới đây:
- Gửi USDC từ Chain A sang Chain B
Cross-chain bridge sẽ khoá tài sàn của người dùng ở Chain A, sau đó phát hành Wrapped USDC ở Chain B.
- Gửi USDC từ Chain B sang Chain A
Ngược lại, Cross-chain bridge sẽ đốt wrapped USDC ở chain B, sau đó mở khoá tài sản của người dùng ở Chain A.
Phân loại cross-chain bridge
Centralized Bridge
Centralized bridge có cơ quan điều khiển tập trung. Loại bridge này cho phép người dùng nhận tiền từ bất kỳ blockchain nào theo tỷ lệ 1: 1. Các sàn giao dịch tiền mã hoá khoá tài sản của người dùng và cung cấp tài sản tương tự trong các mạng khác. Khi cần trả lại một token cho chain ban đầu, các coin mới sẽ được đốt và những native token sẽ được mở khóa. Theo quy định, loại bridge này yêu cầu bắt buộc phải KYC.
Decentralized Bridge
Với decentralized bridge, sẽ không có một đơn vị trung gian nào đứng giữa xứ lý giao dịch cho người dùng. Loại bridge này sử dụng một hợp đồng thông minh kết nối các chain khác nhau. Hoạt động trao đổi token được thực hiện tự động nếu các điều kiện của hợp đồng thông minh được đáp ứng.
Việc khóa tài sản được thực hiện trong các blockchain ban đầu, một số lượng tương tự được tạo trong các blockchain thứ hai. Khi các coin được đốt trên blockchain thứ hai, khách hàng sẽ nhận được chúng trên mạng ban đầu. Giá của token không thay đổi trên mỗi mạng vì nó được gắn với giá của tài sản ban đầu. Decentralized bridge không yêu cầu người dùng phải trải qua thủ tục KYC, và không thu thập dữ liệu người dùng.
Những rủi ro đến từ các dự án cross-chain bridge
Đánh cắp tiền của người dùng
Đối với centralized bridge, người vận hành dự án có thể lừa đảo và ăn cắp tiền của người dùng. Một số dự án bridge đã đưa giải pháp kiểm soát và ngăn chặn người quản lý khi phát hiện họ có hành vi xấu gây ảnh hưởng đến người dùng.
Bị các hacker tấn công
Decentralized bridge được phát triển nhằm mục đích giảm bớt các giả định về sự tin cậy và đảm bảo cho người dùng sự an toàn tốt hơn. Các trustless bridge blockchain sử dụng oracle và các hợp đồng thông minh để quản lý tài sản.
Tuy nhiên, hợp đồng thông minh luôn có thể bị khai thác. Trong 10 vụ hack lớn nhất ngành tiền mã hoá năm 2022, đã có đến 4 vụ hack liên quan đến các cross-chain bridge như Ronin Network, Wormhole, Nomad, Harmony với tổng thiệt hại lên đến hơn 1,2 tỷ USD.
Một số dự án Cross-chain bridge nổi bật
Multichain
Multichain là cross-chain bridge hỗ trợ lên đến 72 chain, bao gồm hầu hết các blockchain lớn trên thị trường hiện nay. Multichain là dự án cross-chain bridge có volume giao dịch mỗi ngày lớn nhất thời điểm hiện tại, lên đến 29.1 triệu USD.
Stargate
Stargate là cross-chain bridge đầu tiên được xây dựng trên Layer Zero. Dự án này hiện hỗ trợ người dùng di chuyển tài sản giữa 7 chain, bao gồm: Ethereum, BNB Chain, Avalanche, Matic, Arbitrum, Optimism, Fantom.
Synapse
Synapse cũng là một dự án đáng chú ý trong mảng Cross-chain bridge. Synapse đã cho ra mắt V2 với nhiều tính năng nổi bật như: Generalized cross-chain messaging, Optimis verification.
Celer cBridge
Celer cBridge là một cross-chain bridge phi tập trung, và hỗ trợ lên đến 36 chain, 14 loại token khác nhau.
Tổng kết
Thông qua bài viết này, chắc các bạn đã phần nào nắm được những kiến thức cơ bản về cross-chain bridge. Coin68 hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sau.
Bạn có thể quan tâm:
TUYÊN BỐ TỪ CHỐI TRÁCH NHIỆM: Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không cấu thành lời khuyên về đầu tư. Tiền điện tử có rủi ro cao, hãy cẩn trọng trong giao dịch.