Crypto Art là gì? Tầm ảnh hưởng của nó tới nghệ thuật truyền thống như thế nào? Chúng ta đang nói đến một khía cạnh khác của crypto – Crypto Art (nghệ thuật kỹ thuật số), NFT và những giá trị nghệ thuật không tầm thường.
Art Blocks NFT là gì? Giải mã sức hot không thể chối từ của Art Blocks NFT
Họa sỹ Henri Matisse đã nói rằng: “Creativity takes courage” (Tạm dịch: Sáng tạo đòi hỏi ở nghệ sĩ lòng dũng cảm). Nhưng các nghệ sĩ đang ở ranh giới nào của sự sáng tạo?
Tiền điện tử không dừng lại ở khía cạnh tài chính. Nó còn là nghệ thuật. Nghệ thuật crypto là ranh địa mới để tạo ra những con sóng ấn tượng lan tỏa toàn cầu, nhiều tác phẩm kỹ thuật số đã được đấu giá từ hàng trăm ngàn đến cả triệu USD.
Tháng 3/2021, nhà đấu giá Christie’s (London, Anh) đã bán thành công một file ảnh kỹ thuật số JPG có tên gọi (Everydays: The First 5000 Days) của tác giả Mike Winkelmann (Beeple) – với giá kỷ lục 69,3 triệu USD (đã bao gồm phí).
Hay mã nguồn của World Wide Web (mạng lưới toàn cầu) của nhà khoa học máy tính người Anh Tim Berners-Lee đã được bán với giá 5,4 triệu USD theo phiên bản NFT.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi tổng vốn hóa thị trường NFT được định giá vượt qua con số 2 tỷ USD trong năm 2021.
Crypto Art đã tạo ra những cú nổ bất ngờ trên mặt trận nghệ thuật. Nhưng liệu đó có phải trào lưu blockchain mới sẽ thay thế tiền điện tử tài chính hay không hay chính xác nó là điều gì? Nó khác gì với nghệ thuật truyền thống? Công nghệ nào đang hỗ trợ Crypto Art?
Crypto Art là gì?
Crypto Art sử dụng blockchain để xác định quyền sở hữu. Crypto Art sử dụng NFT làm công cụ chính. Đó chính là chìa khóa.
NFT khác với tiền điện tử thông thường, nên những tác phẩm được mã hóa bởi NFT cũng không giống tiền điện tử. Các tác phẩm này không có số lượng, độc nhất vô nhị, không trùng lặp, không thể sao chép, mọi thuộc tính NFT đều được mã hóa tuyệt đối.
Bạn không thể trao đổi hoặc giao dịch trực tiếp các NFT như đối với token mà phải qua một chiếc cầu gọi là hợp đồng thông minh. Chính sự độc đáo này đã khiến cho Crypto Art trở nên có giá trị một cách phi thường, mặc dù thoáng nghe có thể vô lý.
Hãy thử nghĩ, bất kỳ ai cũng có thể sở hữu một bản fake Mona Lisa nhưng người sở hữu bản gốc Mona Lisa chỉ có 1 – chính là bảo tàng Louvre ở Paris, Pháp. Bởi vậy, Mona Lisa mới được coi là vật phẩm vô giá.
Tương tự với NFT, một bức tranh kỹ thuật số, bản thu kỹ thuật số, 1 dòng code cũng trở nên vô giá vì nó chỉ có 1 bản duy nhất, không thể có bản sao, cũng không thể bị đánh cắp do “ngân hàng” bảo mật nhất hành tinh là blockchain đã lưu giữ.
Crypto Art đại diện cho một nền nghệ thuật blockchain độc nhất vô nhị. Nếu như trước kia, một nội dung hay một bức vẽ đều có bản sao chép khiến nhận thức về sự khan hiếm nghệ thuật trở nên mờ nhạt thì với NFT điều ấy lại rõ ràng hơn bao giờ hết.
Khái niệm này đã định hướng một thị trường mới chỉ sau một đêm.
Các nghệ sĩ hoàn toàn có thể chỉ định tác phẩm của họ là “real”, họ cũng có quyền tạo ra nhiều hơn 1 bản “real” mà không lo lắng đến việc giả mạo. Các sàn đấu giá phi tập trung được hình thành nhằm tạo điều kiện cho việc giao dịch những tác phẩm này.
Người đồng sáng lập ra Portion – CEO Jason Rosenstein nói rằng mục tiêu mà sàn đấu giá của họ chính là phục vụ cho mọi tầng lớp nghệ sỹ dù nổi tiếng hay vô danh. Bất kỳ ai cũng có thể tự tạo 1 tác phẩm NFT trên Portion, và nghệ sĩ ấy sẽ nhận được 100% số tiền mà họ đáng được nhận nhờ việc bán sản phẩm của mình.
Ngay cả những tên tuổi kỳ cựu trong làng đấu giá truyền thống cũng đang tham gia vào thế giới Crypto Art. Ví dụ như Christie’s, Uffizi, Sotheby’s,….họ thậm chí còn mint và bán chính những kiệt tác nằm trong bộ sưu tập mà họ có.
Sự sôi động của thị trường dành cho Crypto Art không hề hạ nhiệt. Nhiều tác phẩm và cả những cổ vật đều được mua-bán trên một vài nền tảng với tổng khối lượng giao dịch lên tới hàng tỷ USD.
Điều gì làm nên sự khác biệt giữa Crypro Art và Traditional Art (nghệ thuật truyền thống)?
Nghệ thuật đã phát triển từ quá khứ, trải qua hàng thế kỷ để tồn tại và kỳ diệu đến ngày hôm nay.
Nghệ thuật truyền thống đã có từ thời cổ đại: điêu khắc, âm nhạc, hội họa, sân khấu, kiến trúc và điện ảnh. Còn nghệ thuật số xuất hiện lần đầu vào những năm 1960. Vào thời điểm ấy, nó thuộc lĩnh vực “nghệ thuật truyền thông” bao gồm: nghệ thuật máy tính, đa phương tiện và nhiếp ảnh.
Hai khía cạnh có nhiều nét tương đồng nhưng chúng cũng tồn tại nhiều khuyết điểm, mặc dù nghệ thuật số có phần ưu việt hơn.
Giá trị của nghệ thuật số cũng khác biệt khi giao động ở mức giá hàng trăm hàng triệu USD. Dĩ nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thương mại của sản phẩm như tên tuổi nghệ sĩ, niên đại, …
Ngày nay, mọi thứ đã thay đổi nhờ vào blockchain.
Việc phân định đâu là bản “fake” đâu là bản “real” trở nên dễ dàng hơn nhiều. Các tác phẩm Crypto Art đa dạng hơn, độc đáo hơn khiến chúng trở thành phương tiện để giúp sức sáng tạo cho nghệ sĩ.
Cho dù bạn là ai, bạn cũng có thể kiếm được tiền từ việc bán các tác phẩm Crypto Art mà không lo rằng có bản sao hay bị đánh cắp.
Mọi người có thể download tác phẩm ấy từ internet để sử dụng cho mục đích cá nhân, nhưng những ấn bản đó là bản “fake” chứ không phải bản “real” – dĩ nhiên việc xác định chúng dễ hơn với việc thẩm định một bức tranh Mona Lisa nào đó được vẽ y hệt.
2021 là giai đoạn bùng nổ của thị trường NFT nghệ thuật. Nhiều tác phẩm đương đại đã thu hút sự chú ý của cộng đồng, có khen, có chê, có cả sự giễu nhại.
Đối với người mua, lợi ích chính là token, là quyền sở hữu sản phẩm. Chỉ 1 người mua duy nhất mới có quyền unlock, truy cập vào blockchain để chứng minh quyền sở hữu.
Đối với nhà đầu tư, NFT là một tài sản đầu cơ mới. Họ nắm giữ chúng với hy vọng, một ngày nào đó, giá trị NFT đó sẽ tăng vọt để họ bán chốt lời. Điều này đã góp phần thúc đẩy giá trị thị trường giao dịch Crypto Art.
Đối với nghệ sĩ, mục đích của việc bán các tác phẩm NFT là lợi nhuận, phần trăm hoa hồng, ngay cả khi tác phẩm ấy được giao dịch trong nhiều năm sau thì họ vẫn được hưởng một phần tiền từ những giao dịch ấy.
Với ngần ấy lý do, không thể chắc chắn rằng Crypto Art có đủ sức để thay thế nghệ thuật truyền thống hay không bởi suy cho cùng, phần lớn chúng ta vẫn dành sự quan tâm cho những bức điêu khắc vật lý, những bức tranh vượt thời gian hơn là việc sở hữu một bản sao kỹ thuật số.
(còn tiếp…..)
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.