Vào đầu tuần hôm nay (13/6) giá vàng đạt đỉnh giá trị trước những cảnh báo nóng về tình trạng lạm phát ở quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới khiến lợi suất trái phiếu kho bạc tăng cao.
Sức hấp dẫn của vàng liệu có còn đủ sức kéo chân nhà đầu tư?
Giá vàng kẹt sâu, vào thời điểm 10h00 GMT+7, giá vàng giao ngay giảm 0,5% xuống 1.862,29 USD/ounce, giá vàng kỳ hạn của Mỹ cũng giảm 0,5% xuống 1.866,80 USD.
Thế nhưng, điều đáng nói, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ cũng đang leo dốc do nhu cầu với việc đầu tư vàng không kỳ hạn.
Chuyên gia kinh tế Jeffrey Halley đến từ OANDA cho biết: “Có một thực tế, vàng đang dần tách khỏi USD Mỹ, thị trường đang dần bước vào giai đoạn rủi ro hơn nhiều so với dự đoán của chúng ta, mọi thứ bắt đầu từ lạm phát”.
Chỉ số CPI của Mỹ tăng nhanh trong tháng 5 buộc Ngân hàng trung ương phải hành động, có thể FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất lên 50 điểm cơ bản cho đến tháng 9 nhằm hạ nhiệt lạm phát.
“Các con số đã cảnh tỉnh chúng ta về một sự kiện không mấy thiện cảm xảy ra trong thị trường tài chính. Lạm phát ẩn chứa nhiều rủi ro, nó vẫn quanh quẩn và ngày càng có dấu hiệu nghiêm trọng. Giá vàng vẫn đang được hưởng lợi, dĩ nhiên tài sản rủi ro như tiền điện tử và chứng khoán đang bị đặt trong vòng nguy hiểm”.
Tuần tới là một tuần lễ nặng nề khi FED dự kiến tiếp tục tăng lãi suất trên 50 điểm cơ bản để chiến đấu đến cùng với lạm phát.
Vàng vốn không sinh lãi mà chỉ là tài sản trú ẩn, những người nắm giữ vàng trong giai đoạn lạm phát sẽ bảo toàn được tài sản.
Lợi suất và “đường cong nguy hiểm”?
FED đang nỗ lực hết sức cùng với ngân hàng trung ương trong việc không để tình trạng lạm phát leo thang.
Ngân hàng Trung ương Anh phát đi tín hiệu “haskwish” với lần tăng lãi suất lần thứ 5 kể từ tháng 12 và nhiều khả năng Thụy Sĩ và Nhật Bản cũng có động thái tương tự.
Đồng USD Mỹ tăng 0,43%, đồng Yen Nhật giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm và tiến gần hơn mức cao nhất năm 2002.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cùng đưa ra tuyến bố rằng họ có thể can thiệp nếu tình trạng đồng tiền suy yếu vẫn tiếp diễn.
Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ chạm 3,2%, tăng gần 12 điểm cơ bản vào thứ Sáu sau khi lạm phát của Mỹ có dấu hiệu tăng tốc.
Các nhà hoạch định kỳ vọng FED sẽ tặng 75 điểm cơ bản thay vì 50 điểm trong cuộc họp căng thẳng kéo dài trong 2 ngày của tháng 6 tới đây.
Trái ngược lại, đồng euro đang suy yếu ở mức 1.0483 USD, giảm 0,3%.
Bitcoin chịu số phận bất hành khi rực đỏ ngay trong sáng thứ 2. Sau phiên tăng đột biến trên 31.000 USD, Bitcoin “lủi thủi” về mức 26.400 USD – mức giá thấp nhất trong 1 tháng.
Các đồng tiền điện tử khác cũng theo đà giảm của Bitcoin. Ethereum giảm mạnh 9,12% so với 24 giờ trước, còn 1.525,05 USD. Tether giảm nhẹ 0,01%, ghi nhận ở 0,999 USD. USD Coin giữ ở mức 1,00 USD.