“Cuộc khủng hoảng nguồn cung lớn nhất trong nhiều thập kỷ” có thể kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế nhưng cũng đồng thời mở ra con đường đến năng lượng xanh. Thảm họa và cơ hội đến cùng lúc?
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, khi các lệnh trừng phạt liên tục và người mua từ chối dầu xuất khẩu của Nga, thị trường dầu mỏ thế giới đang bên bờ vực đứt gãy nguồn cung. Sự thiếu hụt dầu của quốc gia xuất khẩu dầu lớn thế giới cùng với biến động thị trường sẽ làm suy giảm đáng kể tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, trong cái rủi vẫn có cái may.
Cuộc khủng hoảng nguồn cung lớn nhất trong nhiều thập kỷ?
Nga là quốc gia sản xuất dầu lớn thứ 3 thế giới và chiếm khoảng 10% nguồn cung toàn cầu. Chiến sự giữa Nga – Ukraine và các lệnh trừng phạt đã khiến giá dầu rơi vào thế khó khi những lo lắng về sự gián đoạn nguồn cung trong một thị trường vốn đã chật hẹp.
“Viễn cảnh về sự gián đoạn quy mô lớn đối với sản xuất dầu của Nga đang đe dọa tạo ra một cú sốc về nguồn cung dầu toàn cầu” đồng thời IEA cho biết đây cuối cùng có thể là “cuộc khủng hoảng nguồn cung lớn nhất trong nhiều thập kỷ”.
IEA cho rằng không nên xem thường tác động của tình trạng hao hụt dầu mỏ xuất khẩu từ Nga sang các thị trường toàn cầu. Cơ quan này cũng nhận định: “Đối mặt với điều có thể trở thành cuộc khủng hoảng nguồn cung lớn nhất trong hàng chục năm qua, thị trường năng lượng toàn cầu đang ở ‘ngã tư đường”’.
Cơ hội đến cùng thảm họa?
Theo IEA, thiếu hụt nguồn cung dầu của Nga và tầm quan trọng của năng lượng của Nga trong nền kinh tế châu Âu sẽ thúc đẩy các cuộc thảo luận mới về an ninh năng lượng và độc lập năng lượng. “Chiến sự Nga-Ukraine đã đưa an ninh năng lượng quay lại tuyến đầu của chương trình nghị sự”.
IEA cũng cho biết rằng tình trạng hỗn loạn trên thị trường dầu khí có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi toàn cầu từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng xanh.
“Sự liên kết giữa an ninh năng lượng và các yếu tố kinh tế ngày nay có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ dầu mỏ sang năng lượng xanh.”