Thị trường toàn cầu biến động ngày càng mạnh, lo ngại lạm phát lan rộng và tác động từ việc Fed tăng lãi suất trở nên mạnh mẽ. Một đợt khủng hoảng tài chính toàn cầu mới trong lịch sử có thể đang bùng phát.
Sau khi Ngân hàng Trung ương Anh tuyên bố mua trái phiếu chính phủ dài hạn, cuộc khủng hoảng tài chính ở Anh tạm thời lắng dịu. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng đã làm cho thế giới lâm vào thế dễ bị lạm phát, làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mới.
Ben Kumar, chiến lược gia cấp cao tại Seven Investment Management LLP, cho biết: “Nỗi sợ hãi là điều dễ lây lan…”
Đồng thời, các thị trường toàn cầu cũng đã phát đi các dấu hiệu cảnh báo. Một chỉ báo cho thấy sự biến động trên thị trường tiền tệ và trái phiếu toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2020. Ngoài ra, thước đo rủi ro thị trường tài sản chéo toàn cầu của Bank of America cũng tăng lên mức cao nhất kể từ khi bùng phát.
Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Summers đã cảnh báo rằng rủi ro thị trường ngày nay trông rất giống với những rủi ro xuất hiện trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 và rằng cuộc khủng hoảng ở Anh có thể lan rộng ra toàn cầu. Có nhiều dấu hiệu cho thấy một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mới đi vào lịch sử có thể đang bùng phát.
Nguyên nhân khiến thị trường tài chính Anh thua lỗ nặng lần này là sau khi Ngân hàng Trung ương Anh tuyên bố tăng lãi suất lần thứ hai liên tiếp thêm 50 điểm cơ bản, Bộ Tài chính Anh đã công bố kế hoạch cắt giảm thuế lớn nhất trong nửa thế kỷ qua, thổi bùng nỗi lo lạm phát của thị trường.
Và sau khi Ngân hàng Trung ương Anh vào cuộc để kéo thị trường trái phiếu khỏi bờ vực sụp đổ, những lời kêu gọi Thủ tướng Anh Liz Truss về kế hoạch cắt giảm thuế bắt đầu sôi nổi. Bà Truss nói rằng Vương quốc Anh cần phải thay đổi và nền kinh tế cần được định hình lại, và bà quyết tâm bám sát kế hoạch cắt giảm thuế lớn của mình vì bà tin rằng nó sẽ giúp đất nước thành công hơn.
Tuy nhiên, kế hoạch của tân thủ tướng Anh đã phản tác dụng gần như ngay lập tức. Đồng bảng Anh đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 4 thập kỷ vào đầu tuần này, có thời điểm gần ngang giá với đồng USD.
Nước Anh đã rơi vào tình trạng hỗn loạn kinh tế từ trước khi bà Truss nhậm chức, và khó có thể đảo ngược được sự suy thoái, vốn là kết quả của những chính sách thất bại sau 12 năm. Giờ đây, chính phủ Anh phải đứng trước canh bạc: Hoặc có một cuộc đại tu chính sách, hoặc tiếp tục chứng kiến sự suy thoái.
Toàn bộ quá trình này đã bộc lộ mâu thuẫn ngày càng gia tăng nhanh chóng giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của Anh, cũng như mâu thuẫn giữa cân bằng giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Hai mâu thuẫn này là không thể tránh khỏi đối với các ngân hàng trung ương trên thế giới.