Mặc dù Việt Nam vẫn đang phải chống chọi với những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19 tuy nhiên theo các số liệu thống kê thì thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực. Nhiều thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp kéo theo sự gia tăng các diện tích đất công nghiệp mới, hàng loạt các địa phương đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất xây dựng khu công nghiệp mới để đáp ứng nhu cầu đầu tư trong các năm tới.
Nhờ hiệp định thương mại tự do Việt Nam và các nước Liên minh châu Âu được kí kết vào tháng 8/2020, làn sóng các khu công nghiệp mới đang đồng loạt hình thành được kỳ vọng là những đối tượng thu hút dòng vốn ngoại thúc đẩy sự phục hồi của các ngành sản xuất hàng hóa cung ứng xuất khẩu, đón đầu thời điểm dịch Covid-19 được kiểm soát tạo thêm động lực thêm cho quá trình chuyển đổi từ ngành công nghiệp giá trị thấp sang ngành công nghiệp có giá trị cao hơn.
Điểm sáng thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam
Bất động sản công nghiệp khu vực miền Bắc
Bất động sản công nghiệp khu vực miền Bắc năm 2021 ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Báo cáo Quý II/2021 của JLL cho thấy phía Bắc đã ghi nhận thêm nguồn cung mới từ bất động sản cho thuê tại Yên Mỹ, Hưng Yên của chủ đầu tư Viglacera Yên Mỹ, từ đó tăng tổng số diện tích đất công nghiệp cho thuê lên gần 9.700 hecta. Bên cạnh đó chủ đầu tư này cũng đang dự kiến tiến hành khởi công khu công nghiệp Thuận Thành 1 – Bắc Ninh vào năm 2021. Ngoài ra nguồn cung mới cũng xuất hiện ở thị trường nhà xưởng xây sẵn hầu hết tập trung ở Hải Dương.
Đặc biệt hơn, thị trường còn ghi nhận một số thương vụ M&A vào Quý II/2021. Điển hình là 49% cổ phần của Công ty Cổ phần phát triển Công nghiệp KTG Bắc Ninh được mua lại bởi Boustead Projects (Singapore) với mức giá 6,9 triệu đô la Mỹ.
Bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh, tỷ lệ lấp đầy ở miền Bắc vẫn duy trì ổn định sau khi hàng loạt các dự án tương đối lớn được công bố trong Qúy IV/2020 và đầu Quý I/2021 như dự án LG Display khi điều chỉnh tăng vốn hay sự đổ bộ từ các ông lớn như Pegatron, Posco vào các khu công nghiệp của khu vực miền Bắc.
Hiện tại tỉ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp khu vực miền Bắc đang duy trì ở mức 75%. Trong khi đó nhà xưởng xây sẵn lại chứng kiến tỉ lệ này giảm đi so với quý đầu 2021 do ảnh hưởng từ nguồi cung mới trong thị trường.
Theo ông Đặng Trọng Đức, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn KTG, khi ra một quyết định lớn, dài hạn như là việc di chuyển sang Việt Nam thì các nhà đầu tư cũng phải xem xét các điều kiện như môi trường thuế quan ưu đãi, các hiệp định thương mại tự do, hệ thống cơ sở hạ tầng hay nguồn cung lao động,.. thì Việt Nam vẫn đáp ứng tốt các tiêu chí đó.
Tuy nhiên do các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất của dịch bệnh, số lượng các doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động trong nửa đầu năm 2021 tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chiếm đến 11,9%. Từ đó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tỉ lệ lấp đầy.
Hàng loạt các khu công nghiệp tại Bắc Giang và Bắc Ninh phải dừng hoạt động sản xuất vì dịch bệnh đã khiến cho đà tăng của giá đất công nghiệp bị kìm hãm. Mặc dù vẫn giữ nguyên ở mức 107 đô la Mỹ/1 mét vuông/chu kỳ thuê vào Quý II/2021 và giá vẫn ghi nhận tăng 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn chậm hơn so với Quý I/2021.
Bên ngoài những tỉnh ở Đồng Bắc sông Hồng thì các tỉnh ở khu vực Đông Bắc như là Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên cũng ghi nhận nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư với lợi thế về giá thuê cũng như cơ sở hạ tầng đang được cải thiện. Giá đất tại khu vực này đang được dự đoán là tăng trưởng từ 8-10% so với giai đoạn trước.
Không chỉ vậy mà khu vực Đông Bắc cũng được dự đoán là có thị trường nhà xưởng xây sẵn cũng hết sức vô cùng sôi động với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư mới. Chẳng hạn như Công ty Cổ phần công nghệ khu công nghiệp Việt Nam hoặc là JMP industries.
Bất động sản công nghiệp khu vực miền Nam
Đối với bất động sản công nghiệp khu vực miền Nam 2021, số liệu của JLL cũng cho thấy Quý II/2021 đã ghi nhận thêm nhiều nguồn cung mới của bất động sản công nghiệp cho thuê Miền Nam. Từ đó thì khu công nghiệp Trần Anh-Tân Phú tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An với chủ đầu tư là Trần Anh Group tăng tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê tại niềm Nam lên tới 25.220 hecta. Do đó, tỉnh Long An đang được tăng cường hơn với lợi thế là điểm đầu tư vô cùng hấp dẫn nhằm phát triển khu công nghiệp bền vững ngoài 2 tỉnh thành Đồng Nai và Bình Dương.
Mặc dù dịch bệnh Covid-19 bùng phát lần thứ 4, số liệu cũng cho thấy tỉ lệ lấp đầy vẫn ổn định chính nhờ vào những chỉ số tăng trưởng ổn định kinh tế, thị trường bất động sản công nghiệp của Việt nam vẫn giữ được tiềm năng vô cùng to lớn cùng với những lợi thế độc đáo vốn có. Từ đó, thị trường bất động sản công nghiệp đã thu hút được các chuỗi cung ứng logistics cùng các với những nhà sản xuất mới.