Bộ GTVT chọn và đề xuất đầu tư mở rộng 6 sân bay theo hình thức PPP.
Bộ Giao thông lựa chọn 6 sân bay để đề xuất mở rộng đầu tư theo hình thức PPP
Trong báo cáo Chính phủ về công tác đầu tư, khai thác tại một số cảng hàng không, Bộ Giao thông Vận tải cho biết đã lựa chọn 6 sân bay để đầu tư mở rộng, nâng cấp, phù hợp với nhu cầu phát triển của địa phương.
Theo dự kiến, các sân bay sẽ được đầu tư mới ở một số hạng mục, đó là nhà ga hành khách, bổ sung sân đỗ nhằm nâng công suất khai thác và đón máy bay lớn hơn, kéo dài đường băng, mở rộng khu nhà ga hàng hóa, phát triển khu logistic.
Các bước trải qua trong công tác nghiên cứu mở rộng 6 sân bay sẽ gồm có: Khảo sát hiện trạng, lấy ý kiến địa phương, các bộ ngành…
Hiện nay, Chu Lai, Vinh, Cần Thơ là một số sân bay chưa đạt được công suất thiết kế. Theo dự thảo quy hoạch đến năm 2030, chúng sẽ được nâng công suất.
Nghệ An là một trong số các địa phương đã kiến nghị mở rộng sân bay Vinh, xây mới nhà ga hành khách T2 với công suất 10 triệu hành khách mỗi năm, xây đường cất hạ cánh số 2 hay xây nhà ga hàng hóa và các hạng mục phụ trợ trước năm 2025.
Chủ trương của Bộ Giao thông vận tải
Trong số 22 cảng do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) quản lý, khai thác thì có 5 sân bay đang được đề xuất, trừ Nà Sản là đã dừng hoạt động. Trong khi ACV tập trung nguồn lực đầu tư vào các sân bay lớn thì tiến trình nâng cấp sân bay nhỏ sẽ được đẩy nhanh bằng việc huy động vốn xã hội.
Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng đề án định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không để tạo hành lang pháp lý. Theo đó, để chủ động huy động nguồn lực đầu tư phát triển, Bộ đề xuất chuyển giao khu bay và ACV chuyển giao các công trình hạ tầng thiết yếu của một số sân bay ở vùng xa cho phía địa phương quản lý.
Tuy nhiên, để xã hội hóa hạ tầng hàng không, cần sửa đổi các quy định có liên quan về sử dụng tài sản công, tạo hành lang pháp lý cho việc chuyển giao, định giá tài sản, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.