DeFi 2.0 là phiên bản tốt nhất so với người tiền nhiệm, đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ thống tài chính xây trên nền tảng blockchain.
DeFi 2.0 là gì?
DeFi (Decentralized Finance) tạm dịch là nền tài chính phi tập trung tận dụng sức mạnh của nền tảng blockchain tạo nên 1 nền tài chính mở (Open Finance) dành cho tất cả mọi người.
Trong DeFi, mọi người có thể truy cập, sử dụng, giao dịch bất cứ lúc nào, hoàn toàn tự do. Lưu ý, DeFi luôn song hành với “Non-Custodial”, nghĩa là không có tính uỷ quyền, không phụ thuộc vào tài chính truyền thống.
Tương tự DeFi, trong DeFi 2.0, các hoạt động tài chính vẫn diễn ra bình thường bao gồm các hoạt động như tiết kiệm tiền gửi, cho vay, chuyển khoản nợ, giao dịch ký quỹ, thanh toán bill, vv….tất cả các hoạt động này diễn ra trên Smart contract (Danh bạ thông minh) trong “sổ cái” blockchain. Hiện Ethereum là nền tảng có nhiều ứng dụng DeFi hoạt động nhiều nhất. Ngoài ra còn có IOST, EOS, TRON.
DeFi mà không phụ thuộc vào bên trung gian truyền thống như sàn giao dịch, ngân hàng trung ương. Tại đây, blockchain sẽ ghi lại toàn bộ giao dịch, dĩ nhiên các dữ liệu luôn chính xác, không mất cắp, không thể sửa đổi và thay thế.
Song, thời gian gần đây, một phiên bản nâng cấp hứa hẹn sẽ nâng tầm DeFi lên một “level” mới chính là DeFi 2.0. Phiên bản ưu việt hơn giúp khắc phục những điểm yếu và tối ưu những lợi thế của DeFi hiện tại.
Các thành phần cơ bản của DeFi
– Nền tảng cho vay phi tập trung (Lending Platform): Compound, MakerDAO, Cred, Dharma, ETHLend, Constant…
– Các sản phẩm phái sinh: Tokensets, Uma, dydx, Veil, Augur, Market protocol…
– Thanh toán (Payments Platform): Omisego, Helis, Request Network, xDai, Connext…
– Stable coins: DAI, Terra, Reserve, Ampleforth, Neutral USD, Paxo, True USD…
– Sàn giao dịch DEX: Kyber Network, Ren, IDEX, Binance DEX, Bancor, Nash, 0x…
Nhược điểm của DeFi
Thời gian tiếp xúc là điều hạn chế lớn nhất của DeFi. Bởi khác biệt hoàn toàn với tiền tệ truyền thống, không phải ai cũng hiểu về nền kinh tế blockchain, tokenomics, thế giới crypto và tài sản mã hóa, thậm chí có nhiều quốc gia cấm, hạn chế tiền điện tử.
Ngoài ra, vùng đất DeFi thu hút nhiều tổ chức hacker nhóm ngó nhất, trong đó nổ tiếng là vụ tấn công lịch sử vào DAO (6/2016). Sự kiện DAO xảy ra, các hacker đã chuyển 1/3 quỹ của DAO sang một đơn vị khác sau khi lợi dụng thành công 1 lỗi trong chuỗi mã hóa. Tiếp theo là vụ xâm nhập vào giao thức bZx, hacker tấn công và lấy đi gần 1 triệu USD.
Vì bản chất giao thức và hợp đồng thông minh là các dòng code nên không loại trừ khả năng có lỗ hổng. Các lỗi trong smart contract hoặc trong chính blockchain nếu xảy ra sẽ là thách thức lớn bởi DeFi là một lĩnh vực hoàn toàn mới.
Một điểm trừ lớn nữa của DeFi là vấn đề thanh khoản – thước đo định giá ngành tài chính. Thanh khoản trong DeFi còn thấp và ẩn chứa nhiều rủi ro thao túng thị trường.
Ưu điểm của DeFi 2.0
Lúc này, với sự giúp sức của DeFi, mọi thứ được khai sinh. DeFi đã cung cấp các phương tiện tài chính dành cho người dùng, cùng với việc áp dụng trên nền tảng Blockchain, việc giao dịch qua trung gian dần được loại bỏ. Tuy nhiên ở “người tiền nhiệm” DeFi tiềm ẩn nhiều vấn đề, lúc này DeFi 2.0 sẽ xử lý triệt để những tồn tại không đáng có.
DeFi 2.0 trước mắt sẽ giải quyết vấn đề Scalability. Việc mở rộng sẽ khiến phí gas đắt đỏ, thời gian chờ lâu sẽ khiến người dùng không mấy thích thú. Điều này khiến DeFi đối mặt với BSC, Polygon và Solana – những cái tên có tính cạnh tranh cao.
Ngoài ra, DeFi 2.0 cũng có thể cải thiện vấn đề thanh khoản, gia tăng lợi nhuận (yield) hiệu suất cao hơn. Thay vì chú ý vào TVL, DeFi 2.0 cũng tập trung để ý vào cách tận dụng chỉ số TVL, tối ưu để có hiệu quả cao nhất.
Total Valued Locked (TVL)
Khái niệm cần hiểu khi tìm hiểu DeFi chính là Total Valued Locked (TVL).
Тotal value locked (TVL) được biết đến là tổng lượng giá trị tài sản khóa lại trong hợp đồng thông minh của DeFi, đại diện cho số lượng tài sản hiện đang bị giữ (stake) trong một giao thức cụ thể. Đây không được hiểu là dư nợ mà TVL đo tổng giá trị của các token bị khóa trong các dapp này, với lập luận rằng giá trị TVL càng cao trong dApp thì dApp đó tốt hơn.
Hiện TVL trong ứng dụng DeFi chạy trên Ethererum tăng từ $211M USD lên tới $537.8 M USD, tăng tới 254%. Ngoài ra còn nhiều nền tảng khác cũng tham gia lĩnh vực này.
Thước đo đánh giá tiềm năng của 1 dự án DeFi, ta thường tính toán và xem xét tỷ trọng vốn hóa thị trường của các dịch vụ tài chính phi tập trung so với tổng lượng khóa của nó dựa trên 3 thông số bao gồm: Tính toán nguồn cung token lưu hành, mức cung tối đa của token cũng như giá hiện tại.
Sự khác biệt giữa DeFi và CeFi
CeFi (Centralized Finance): Tạm dịch là tài chính tập trung. Hiểu đơn giản là có sự kiểm soát quản lý tập trung, đặc biệt trong CeFi nổi bật tính Ủy thác. Đối tượng Ủy thác là 1 tổ chức. Tổ chức đó có thể là ngân hàng trung ương, chính phủ, công ty tài chính. Dĩ nhiên, trong crypto cũng có nhiều dự án CeFi.
Trong khi đó, DeFi (Decentralized Finance) sử dụng Blockchain là tính minh bạch và phi tập trung và không hề có đơn vị trung gian như CeFi. Nhiệm vụ của DeFi là cung cấp quyền truy cập tới các dịch vụ tài chính cho người dùng ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào chỉ cần họ có Internet.
Tiềm năng của DeFi 2.0 – làn sóng mới của thị trường
Câu trả lời là: Có
Hiện DeFi không chỉ đơn giản là 1 dự án mà đã phân hóa cụ thể ở từng blockchain, tạo nên những hệ sinh thái khác nhau có thể kể đến như Solana, BSC, Near,…Hiện tổng giá trị DeFi đã đạt trên 100 tỷ USD – một tín hiệu đáng mừng về tương lai số hóa. Con số này càng lớn, thì chứng tỏ sức hấp dẫn DeFi đối với người dùng.
Chưa đầy 12 tháng, TVL của DeFi đã tăng trưởng gấp 8 lần, thời điểm cao nhất là 12 lần (150 tỷ USD). Phần lớn đóng góp TVL thuộc DEX và Lending. Người dùng bắt đầu tiếp cận và thành thạo hơn trong việc sử dụng các sàn giao dịch phi tập trung.
Các ông lớn trực tiếp đầu tư vào DeFi có thể kể đến: Terra, Solana, Binance Smart Chain, …Có lẽ, trong tương lai, DeFi sẽ trở thành đối thủ đáng gờm của các tổ chức tài chính truyền thống.
Zoe Nguyen