DeFiance Capital kiện 3AC?

DeFiance Capital không khoanh tay đứng nhìn

Có nhiều tin đồn xung quanh việc DeFiance Capital khởi kiện Three Arrows Capital.

DeFiance Capital không khoanh tay đứng nhìn

DeFiance Capital là quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) tập trung vào các dự án Web3, DeFi và blockchain game. Three Arrows Capital (3AC) trở thành đối tác vô giá của DeFiance, họ cùng các thỏa thuận rót vốn vào dYdX và Orca.

Tuy nhiên, có nhiều tin đồn rằng, khi 3AC rơi vào cuộc khủng hoảng thanh khoản và đứng trước nguy cơ phá sản, DeFiance đang xem xét hành động pháp lý chống lại Three Arrows với tư cách là một chủ nợ.

Nếu thông tin là thực, danh sách chủ nợ của 3AC sẽ kéo dài thêm bên cạnh những cái tên:

– Voyager cho 3AC vay 662 triệu USD, đã tuyên bố phá sản;

– BlockFi: 80 triệu USD;

– Blockchain.com: 270 triệu USD;

– Genesis Trading: hàng trăm triệu USD;

– Babel Finance: đã chặn rút tiền;

– CoinFLEX;

– Vauld;

– Deribit;

– Kyber Network, KuCoin, CoinLoan,…

Vào ngày 2/7, Three Arrows Capital đã nộp đơn phá sản.

Nỗi sợ vô hình

Theo ViMoney, lý do lớn nhất đẩy 3AC vào tình hình ngày nay là việc sử dụng đòn bẩy quá mức. Không chỉ sử dụng vốn tự có, 3AC còn sử dụng vốn từ các dự án khác.

Three Arrows Capital từng được xem là một quỹ đầu tư mạo hiểm hàng đầu trong thị trường Crypto với 2 founder. Phong cách đầu tư mạo hiểm, sẵn sàng đánh đổi mất trắng để thu về một khoản lợi nhuận cực lớn. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường bất ổn hiện nay, Three Arrows Capital không đủ sức trụ vững.

Theo sau đó là Voyager cũng ghi tên vào danh sách các công ty, tổ chức CeFi bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự suy thoái thị trường tiền điện tử, Voyager Digital đã nộp đơn xin phá sản sau thời gian dài cấm khách hàng giao dịch tại sàn.

Voyager Digital có hơn 100.000 khách hàng đang sử dụng, hiện quản lý khối tài sản ước tính từ 1 tỷ USD cho đến 10 tỷ USD, trong đó, số nợ mà Voyager Digital phải hoàn thành ước tính nằm trong khoảng giá trị trên.

Thị trường tiền mã hóa đã mất thanh khoản hơn 2.200 tỷ USD và được dự báo tiêu cực cho đến hết năm 2022.

Theo ngân hàng trung ương, để đánh giá thị trường tiền mã hóa trong thời gian ngắn sẽ là 1 thách thức bởi những lo ngại về sự suy thoái gần có vẻ đã được kiểm soát, nhưng sẽ không ai nói trước khi cục diện tình hình biến đổi.

Cùng với đó, FED càng ngày càng có động thái rõ ràng với thị trường được cho là rủi ro.

Phó Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Lael Brainard kêu gọi đẩy nhanh khung quy định cho lĩnh vực tiền mã hóa trước khi mọi thứ đi quá xa.

Theo bà Lael Brainard, ngành tiền điện tử hiện đang thiếu sót trầm trọng các khung quản lý cơ bản nên cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn tương tự trước khi crypto đủ lớn để trở thành mối đe dọa đối với phần còn lại của hệ thống tài chính.  

Exit mobile version