FED cho biết những đợt tăng lãi suất liên tục có thể cần thiết cho đến khi đủ thời gian để đưa lạm phát về con số mục tiêu là 2%.
Cuộc chơi lãi suất đến hồi gay cấn khi “nhà cái” lớn nhất thế giới chuẩn bị hành động
FED tăng lãi suất cho vay lên 0,75 bps
Đúng như dự đoán, FED đã chính thức tăng lãi suất cho vay lên 0,75 bps đồng thời phát đi tín hiệu thông báo rằng cuộc chiến chống lãi suất ngày một quyết liệt, đòi hỏi việc tăng lãi suất sẽ diễn ra liên tục.
Đây sẽ là cuộc đua lãi suất lớn nhất của nước Mỹ diễn ra trong vòng 40 năm trở lại đây, kể từ đầu những năm 1980 – lần gần đây nhất kinh tế Mỹ chứng kiến lạm phát tăng cao như hiện tại.
Ngân hàng trung ương Mỹ cho hay những động thái cứng rắn có thể đang dần tiến đến “giai đoạn cuối cùng”. FED nói rằng “sẽ xem xét thực hiện nhiều đợt thắt chặt, ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến hoạt động kinh tế và lạm phát, cũng như sự phát triển kinh tế và tài chính”.
Nhiều khả năng, ngân hàng trung ương có thể đề ra mức lãi suất tăng thấp hơn trong tương lai, chấm dứt chuỗi thời gian tăng trần với 0,75 bps. Sau tháng 12, con số này có thể chỉ ở khoảng 0,5 bps nếu lạm phát vẫn tiếp tục leo thang.
Chủ tịch “nhà cái” Chủ tịch Fed Jerome H.Powell phát biểu rằng, ông không muốn nhầm lẫn các khái niệm, ngay cả khi các nhà hoạch định chính sách mong muốn việc giảm tốc độ thắt chặt chính sách thì ông vẫn giữ nguyên quan điểm tỷ giá đồng USD cần phải tăng để buộc lạm phát thoái trào.
Bất kể FED có đi nhanh đến mức nào thì vẫn còn những cơ hội cho lãi suất quỹ liên bang đủ để kéo chân lạm phát, mức lãi suất cuối cùng có thể cao hơn các ước tính được đưa ra trước đó.
“Còn quá sớm để bàn luận đến câu chuyện khi nào FED tạm dựng việc tăng lãi suất”.
Các nhà lập pháp có vẻ không đồng tình với một vài quan điểm diều hâu đến từ FED. Họ thậm chí đã đánh tiếng nhắc nhở về những rủi ro mà lãi suất cao gây ra với nền kinh tế và các hộ gia đình Mỹ.
Cuộc chiến chống lạm phát có thể gây ra khủng hoảng việc làm. Đảng Dân chủ đã yêu cầu ông Powell phải đưa ra câu trả lời cuối cùng vào ngày 14/11 về nỗi đau người dân Mỹ đang phải gánh chịu trước căn bệnh kép: Lãi suất và áp lực giá cả.
FED dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng 4,4% trong năm 2023, câu hỏi đặt ra: “Có bao nhiêu người dân Mỹ sẽ rơi vào thảm cảnh thất nghiệp?”
Cựu nhân viên FED Bill Nelson cho hay các tuyên bố của FED về việc thắt chặt tiền tệ có thể khiến hệ thống ngân hàng hành động trước khi nhìn thấy tốc độ tăng lãi suất có dấu hiệu chậm lại. Các nhà đầu tư mong chờ rằng FED sẽ “giảm tốc độ thắt chặt chính sách” tiền tệ sau khi đưa lãi suất từ gần 0% lên mức 3,75% đến 4%.
Không có tiền lệ
Nỗi lo lắng phủ kín nền tài chính toàn cầu khi FED đang kéo nền kinh tế thế giới vào guồng quay không có lối thoát, sức mạnh của đồng USD đang đè bẹp ngoại tệ, hệ thống xuất khẩu “trục trặc” đe dọa thị trường tài chính London, Tokyo và châu Âu.
Cần phải thừa nhận việc thay đổi chính sách tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến mọi điều chỉnh trong tương lai.
FOMC (Ủy ban thị trường mở liên bang) nói rằng “các mức tăng liên tục sẽ là phù hợp nếu chúng ở trong phạm vi”.
Tuy nhiên khi xác định tốc độ tăng nhịp đẩy của việc tăng lãi suất, họ cần tính toán đến độ trễ của tình hình tăng trưởng bị ảnh hưởng, cũng như sự phát triển của nền tài chính nói chung.
“Đã đến lúc đánh giá lại vận tốc” là điều thu hút sự chú ý dư luận trong thời gian gần đây.
Điều mà nhà đầu tư quan tâm đó chính là FED có hạ nhiệt việc tăng lãi suất hay không thì chưa có những dấu hiệu rõ ràng. Những lần tăng mạnh lãi suất lần trước dường như chưa tác động mạnh tới Mỹ khi mà chỉ số việc làm, lạm phát vẫn chưa thay đổi một cách rõ rệt và tích cực, chắc chúng ta sẽ phải đợi thêm số liệu tiếp theo để đánh giá.
Khi mà đà tăng lãi suất chưa dừng lại, thì tỷ giá đồng USD sẽ tiếp tục tăng mạnh trở thành mối lo cho các nước vốn có mối quan hệ xuất khẩu với Mỹ.
“Chúng tôi cam kết đưa lạm phát trở lại mức 2% vì chúng tôi cho rằng việc không khôi phục được sự ổn định của giá cả sẽ đồng nghĩa với việc nước Mỹ phải trải qua những cơn đau còn lớn hơn sau này”, ông Powell nói.
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.