Điểm tin doanh nghiệp: VJC huy động trái phiếu, PTC cổ phiếu lỗ vẫn tím, UIC báo lãi kỳ vọng cổ đôngCTCP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị IDICO (UIC – HoSE) đặt mục tiêu lãi trước thuế quý 4/2021 gần 15 tỷ đồng. Theo đó, lãi trước thuế cả năm dự kiến ở mức 73 tỷ đồng, thực hiện 97% kế hoạch.
Vietjet chào bán 6.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ từ đầu năm
Doanh nghiệp vừa huy động 1.000 tỷ đồng trái phiếu cho một tổ chức trong nước với kỳ hạn 36 tháng, đáo hạn năm 2024.Trước đợt phát hành này, Vietjet đã 4 lần phát hành trái phiếu với tổng giá trị 5.000 tỷ đồng và kỳ hạn đều là 60 tháng.
Vietjet (VJC – HoSE) vừa thông báo kết quả chào bán 1.000 tỷ đồng trái phiếu cho một tổ chức trong nước với kỳ hạn 36 tháng, ngày đáo hạn là 27/10/2024. Đây là trái phiếu doanh nghiệp thông thường, không chuyển đổi, không tài sản bảo đảm, trả lãi 6 tháng/lần.
Lãi suất thực tế được tính 9,5%/năm cho hai kỳ tính lãi đầu tiên, các kỳ còn lại sẽ tính lãi suất bằng biên độ 3%/năm cộng lãi suất tham chiếu là lãi suất tiền gửi bình quân năm được công bố bởi 4 ngân hàng là Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV.
Tổng số tiền thu được từ đợt phát hành sẽ được dùng để đầu tư cơ sở vật chất, tài sản cố định, thiết bị, công cụ dụng cụ… nhằm tăng cường năng lực khai thác vận tải hàng không và phát triển các hoạt động kinh doanh khác phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Vietjet.
Trước đợt phát hành này, Vietjet đã 4 lần huy động vốn thông qua kênh trái phiếu với tổng giá trị 5.000 tỷ đồng và kỳ hạn đều là 60 tháng. Nhà đầu tư mua vào đều là một tổ chức trong nước không phải ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm hay quỹ đầu tư. Như vậy, hãng hàng không đã huy động tổng cộng 6.000 tỷ đồng trái phiếu từ đầu năm đến nay.
Theo đó tổng giá trị trái phiếu dự kiến phát hành 300 triệu USD có thời hạn 5 năm với lãi suất có thể cố định, thả nổi hoặc kết hợp cả hai. Người sở hữu trái phiếu có thể thực hiện quyền chọn nhận cổ phiếu VJC. Mục đích phát hành nhằm huy động vốn cho các dự án đầu tư, mua tàu bay, động cơ, phụ tùng, và bổ sung vốn hoạt động.
Bên cạnh huy động vốn qua kênh trái phiếu, cổ đông Vietjet đã thông qua phương án chào bán cổ phiếu với lượng tối đa 15% vốn điều lệ. Đối tượng phát hành là tổ chức trong và ngoài nước trong lĩnh vực kinh tế, quỹ đầu tư hoặc nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ, logistics, dịch vụ, tài chính Cổ phần được chào bán sẽ bị hạn chế chuyển nhượng tối đa 3 năm.
Giá chào bán cụ thể sẽ do HĐQT quyết định theo diễn biến thị trường chứng khoán nhưng không thấp hơn giá trị sổ sách theo báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất. Nếu đợt chào bán riêng lẻ diễn ra vào năm nay, mức giá tối thiểu sẽ căn cứ theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2020.
Tính tới 30/6, hãng hàng không có 11.766 tỷ đồng nợ vay tài chính, tăng 324 tỷ đồng so với đầu năm. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu và hệ số nợ/tổng tài sản lần lượt là 69% và 24%. Cơ cấu nợ vay chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn với tỷ trọng 69%, tương đương gần 8.228 tỷ đồng. Riêng khoản vay tại VietinBank và HDBank lần lượt là 2.685 tỷ và 1.994 tỷ đồng. Nợ dài hạn chủ yếu là trái phiếu với giá trị gần 3.210 tỷ đồng.
Về kết quả kinh doanh, doanh thu thuần quý II giảm 29% xuống 3.542 tỷ đồng. Do kinh doanh dưới giá vốn nên hãng lỗ gộp gần 1.278 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 109 tỷ đồng. Đây là quý lỗ gộp thứ 5 của Vietjet Air trong 6 quý gần đây. Nhờ gần 1.757 tỷ đồng doanh thu tài chính, trong đó hơn 1.603 tỷ là thu nhập tài chính khác (không thuyết minh) nên lợi nhuận sau thuế đạt 4,5 tỷ đồng.
Đầu tháng 11, Vietjet công bố thông tin UBCK chấp thuận tạm hoãn công bố BCTC quý III vì lý do bất khả kháng do dịch Covid-19 bùng phát tại TP HCM.
***Tổng hợp tin doanh nghiệp tuần 15 – 22/11***
PTC: Doanh thu 4 quý bằng 0, một cổ phiếu vẫn tăng kịch trần 11 phiên liên tiếp
Bất chấp thị trường chung đỏ lửa, cổ phiếu PTC của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng vẫn duy trì sắc tím với chuỗi tăng nóng từ đầu tháng 11.
Thị trường đang chứng kiến nhịp điều chỉnh với nhóm cổ phiếu đầu cơ khi nhiều mã tăng nóng trong thời gian qua đồng loạt “quay đầu” giảm mạnh.
Bất chấp thị trường chung đỏ lửa, cổ phiếu PTC của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng vẫn duy trì sắc tím với chuỗi tăng nóng từ đầu tháng 11.
Cụ thể, mã PTC trở thành tâm điểm sự chú ý khi tăng kịch trần 11 phiên liên tiếp, từ 12.600 đồng ngày 9/11 lên mức lên mức 24.400 đồng/cổ phiếu vào phiên 23/11. Có nghĩa giá trị của cổ phiếu này đã tăng gấp đôi chỉ sau 2 tuần giao dịch.
Đi kèm với đà tăng của thị giá, thanh khoản của PTC cũng được cải thiện đáng kể. Từ một cổ phiếu gần như không có giao dịch, khối lượng khớp lệnh trung bình của mã này tăng lên đến hàng trăm nghìn đơn vị trong những phiên gần đây.
Tưởng rằng kết quả hoạt động kinh doanh bứt phá tạo đà giúp cổ phiếu này tăng phi mã. Thực tế lại trái ngược hoàn toàn, hoạt động kinh doanh của PTC không mấy sáng sủa, thậm chí là kinh doanh bết bát khi bốn quý gần nhất doanh nghiệp không ghi nhận bất cứ nguồn thu nào từ hoạt động kinh doanh chính.
Theo tìm hiểu, ngành nghề kinh doanh chính của công ty là xây lắp các dự án bưu chính viễn thông. Tuy nhiên những năm gần đây do không tiếp cận được các công trình, dự án mới nên hoạt động kinh doanh của PTC liên tục trồi sụt, tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn.
Tính riêng 9 tháng đầu năm nay, PTC không ghi nhận doanh thu từ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, nhờ nguồn thu tài chính hơn 28 tỷ đồng đã “cứu cánh” giúp PTC thoát lỗ. Khấu trừ chi phí, công ty báo lãi sau thuế gần 16 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ.
Có thể thấy, trong khi hoạt động kinh doanh chính bị bỏ ngỏ, đình trệ, thì hoạt động tài chính lại được công ty đẩy mạnh để tìm kiếm nguồn doanh thu mới.
Về hoạt động đầu tư, PTC đang sở hữu 48,89% cổ phần trong CTCP Khách sạn Bưu điện Nha Trang với giá trị hơn 64 tỷ đồng và 20% cổ phần CTCP Điện gió Hướng Linh 7 với giá trị gần 87 tỷ đồng.
Đáng chú ý, tuy có lãi nhờ nguồn thu tài chính, song PTC vẫn chưa thoát khỏi diện kiểm soát từ năm 2018 do “những vấn đề ngoại trừ trên BCTC kiểm toán tồn tại đã lâu, công ty chưa khắc phục và có khả năng ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh cũng như tình hình tài chính”.
Với đà tăng mạnh của thị giá cổ phiếu, mới đây HĐQT PTC đã thông qua phương án bán 1,7 triệu cổ phiếu quỹ trong số 1,8 triệu cổ phiếu quỹ đang nắm giữ để bổ sung nguồn vốn kinh doanh.
Trước cơn sóng đầu cơ bùng nổ trong thời gian qua, không riêng gì PTC mà có rất nhiều công ty giá cổ phiếu tăng bằng lần trong vài tháng bất chấp kinh doanh bết bát, thua lỗ.
Tuy nhiên, theo khuyến nghị của chuyên gia, việc đầu tư vào những cổ phiếu “trà đá rau dưa” kinh doanh bết bát sẽ mang tính chất may rủi theo kiểu đánh bạc hơn là đầu tư tài chính.
UIC ước lãi trước thuế 2021 đạt 73 tỷ đồng
CTCP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị IDICO (UIC – HoSE) đặt mục tiêu lãi trước thuế quý 4/2021 gần 15 tỷ đồng. Theo đó, lãi trước thuế cả năm dự kiến ở mức 73 tỷ đồng, thực hiện 97% kế hoạch.
Ngày 22/11, HĐQT UIC vừa thông qua kết quả sản xuất kinh doanh và đầu tư 9 tháng đầu năm 2021 cùng như kế hoạch quý 4/2021.
Sau 9 tháng đầu năm, UIC ghi nhận doanh thu 1,882 tỷ đồng và lãi trước thuế gần 58 tỷ đồng, xấp xỉ cùng kỳ.
Trong quý 4, Công ty đặt mục tiêu doanh thu gần 631 tỷ đồng và lãi trước thuế gần 15 tỷ đồng. Nếu thực hiện đúng như đề ra, năm 2021, UIC dự kiến đạt 2,512 tỷ đồng doanh thu và gần 73 tỷ đồng lãi trước thuế, lần lượt thực hiện 94% và 97% các chỉ tiêu cổ đông giao phó.