Điểm tin doanh nghiệp 25/11: HPG đầu tư 2 công ty con, CSI nộp niêm yết HoSE, PHR chi 610 tỷ trả cổ tức – HĐQT CTCP Cao su Phước Hòa (PHR – HoSE) vừa thông qua Nghị quyết thống nhất chi trả cổ tức còn lại năm 2020 và tạm ứng cổ tức năm 2021 cho cổ đông.
HPG: Có 2 công ty đầu tư dây chuyền sản xuất ván lót sàn container
Hòa Phát chỉ đặt mua sản phẩm đạt chuẩn với giá hợp lý chứ không hợp tác đầu tư với nhà cung cấp nào phát triển sản phẩm ván lót sàn container.
Nhà máy container Hòa Phát ở Phú Mỹ , Bà Rịa có công suất 200.000 Teu/năm, cần 100 – 120 m3 ván lót sàn/năm. Nhà máy thứ 2 đặt ở phía Bắc có công suất tương đương dự kiến đầu tư sau khi nhà máy đầu tiên đi vào hoạt động vào khoảng tháng 10 năm sau. Quy mô này chúng tôi cần 3 – 4 công ty cung cấp ván lót sàn container
Hòa Phát đã tham gia sản xuất nội thất trên 20 năm nên các công ty sản xuất ván ép trong nước. Hiện có 4 công ty đang sản xuất ván lót sàn container, gồm 3 công ty ở miền Nam và một công ty ở miền Bắc. Sản phẩm dùng để sửa chữa container nên nhu cầu không nhiều và không cần chất lượng đạt chuẩn. Hiện nay, mới có 1 công ty sản xuất mẫu thử đạt chuẩn Tekcom.
Sau khi tiếp xúc với Hòa Phát, một công ty là Thiên Đức Phát đã quyết định đầu tư nhà máy mới công suất 30.000 m3/năm. Đối tác thứ 2 là Tekcom có tiềm năng về sản xuất ván ép lớn, đang sản xuất ván ép làm hàng nội thất và cốt pha, là đơn vị có mẫu ván lót sàn container đạt chuẩn, cũng đã lên kế hoạch mua sắm dây chuyền sản xuất mới làm ván sàn cung cấp cho Hòa Phát với công suất khoảng 40.000 m3/năm.
Container Hoà Phát làm việc với nhiều công ty tiềm năng trong đó có BMG Mai Châu (SJF đầu tư vào BMG Mai Châu ). Ván mẫu ép khối của BWG Mai Châu hiện chưa đạt yêu cầu của doanh nghiệp. Mẫu mới đang thử lại chưa có kết quả.
BWG Mai Châu là công ty sản xuất ván tre ép khối dùng cho nội thất và xây dựng. Trên thị trường thế giới đã sản xuất ván sàn container bằng tre nhưng công nghệ hoàn toàn khác (chẻ tre thành nan dệt thành mành sau đó mới ép lại). Nếu sản xuất theo công nghệ hiện đại này thì phải đầu tư mới toàn bộ máy móc thiết bị. Chúng tôi cũng hy vọng BWG sẽ đầu tư thiết bị mới để sản xuất ván sàn container đạt chuẩn với sản lượng 20.000 mk/năm.
***Tổng hợp tin doanh nghiệp tuần 15 – 22/11**
Một công ty chứng khoán vốn 168 tỷ đồng sắp nộp hồ sơ niêm yết HoSE
Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam chuẩn bị nộp hồ sơ niêm yết HoSE. Doanh nghiệp nhắm đến thị trường ngách là nhà đầu tư đến từ Đài Loan, Hồng Kong, Trung Quốc.
Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI – UPcom) công bố Nghị quyết HĐQT thông qua hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE).
HĐQT giao cho ông Hoàng Xuân Hùng – Tổng giám đốc tiến hành các thủ tục cần thiết cho việc nộp và hoàn thiện hồ sơ đăng ký niêm yết theo đúng quy định pháp luật.
Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam thành lập năm 2008, vốn điều lệ 168 tỷ đồng. Doanh nghiệp cho biết là đơn vị duy nhất có hệ thống sản phẩm nghiên cứu đầy đủ về thị trường chứng khoán Việt Nam bằng tiếng Trung, đội ngũ nhân viên cũng có tỷ lệ sử dụng tiếng Trung cao nhất trong số các công ty chứng khoán tại Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp cũng nhắm đến thị trường ngách là nhà đầu tư đến từ Đài Loan, Hồng Kong, Trung Quốc…
Cổ phiếu CSI ghi nhận đà tăng mạnh từ vùng 10.000 đồng/cp lên 28.000 đồng/cp, tức gấp 2,8 lần trong vòng 6 tháng qua.
Cơ cấu cổ đông có biến động khi ông Wang Wei Ya – Chủ tịch HĐQT bán 5,65 triệu cổ phiếu, giảm sở hữu từ 38,57% xuống 4,94% vốn vào giữa năm. Ông Hoàng Xuân Hùng, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc bán 3,78 triệu cổ phiếu, giảm sở hữu từ 27,4% về 4,9%. Nhân tố mới chưa lộ diện.
Về hoạt động kinh doanh, tương tự nhiều công ty chứng khoán khác, năm 2020, CSI ghi nhận lợi nhuận ròng 13,5 tỷ đồng, gấp nhiều lần con số 412 triệu đồng năm 2019. Tuy nhiên, 9 tháng năm nay, doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận 6 tỷ đồng, giảm 48% so với cùng kỳ năm trước.
PHR dự chi 610 tỷ đồng trả cổ tức, tổng tỷ lệ 45%
HĐQT CTCP Cao su Phước Hòa (PHR – HoSE) vừa thông qua Nghị quyết thống nhất chi trả cổ tức còn lại năm 2020 và tạm ứng cổ tức năm 2021 cho cổ đông.
Cụ thể, PHR sẽ trả cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt tỷ lệ 20% (2,000 đồng/cp), thời gian thực hiện trước ngày 15/12/2021. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cao su này sẽ tạm ứng cổ tức năm 2021 tỷ lệ 25% (2,500 đồng/cp), thời gian thực hiện trước ngày 20/12/2021.
Như vậy, tổng tỷ lệ chi trả cổ tức của PHR là 45%. Với hơn 135 triệu cp đang lưu hành, dự kiến PHR sẽ chi gần 610 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông.
Về tình hình kinh doanh quý 3/2021, dù kết quả từ các mảng kinh doanh đều tăng trưởng tốt nhưng lợi nhuận ròng của PHR vẫn “đi lùi” 12% so với cùng kỳ, còn 145 tỷ đồng. Cộng với kết quả bán niên kém khả quan, PHR chỉ lãi ròng hơn 305 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm, giảm 56% so với cùng kỳ.
Trên thị trường, sau khi tăng mạnh tạo đỉnh kỷ lục tại mức 77,300 đồng (18/11/2021), giá cổ phiếu PHR đã điều chỉnh và hiện chốt phiên 25/11 tại mức 71,500 đồng/cp, giảm 8% so với đỉnh. Thanh khoản trong 1 tháng trở lại đây ghi nhận hơn 1 triệu cp/phiên.