Tiêu diệt Covid-19 và phục hồi nền kinh tế là 2 mặt trận thách thức các nhà lập pháp Trung Quốc.
Nền kinh tế thứ 2 thế giới giữa ngã 3 đường
Điều khiến chính phủ Trung Quốc “mệt mỏi” lúc này chính là việc nhiều người lớn tuổi miễn cưỡng thậm chí không muốn tiêm chủng vaccine phòng ngừa Covid-19. Đây chính là 1 trong những điều khiến nước này đặt ra bài toán nhân mạng nếu chính phủ từ bỏ chính sách “zero-covid”.
Tuy nhiên, mặc kệ những quan điểm cho rằng “zero-covid” là sự cực đoan, Trung Quốc không hề khoan ngưỡng, giữ vững lập trường của mình, tìm mọi cách dập tắt hoàn toàn virus bằng các biện pháp phong tỏa một số thành phố lớn, trong đó có Thượng Hải.
Sự phong tỏa này đã giới hạn nhiều trong việc phát triển kinh tế. Trước khi áp dụng “đóng cửa”, chỉ số bán lẻ đã giảm 3,5% trong tháng 3, dịch vụ vui chơi ăn uống giảm 16% tổng doanh thu. Tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc hiện đang ở mức 6% (31 thành phố lớn). Song nhờ sự phát triển mạnh mẽ trong 2 tháng đầu năm nên GDP của nước này vẫn tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Các nhà dự đoán cho hay, GDP trong năm nay sẽ giảm mạnh. Các nhà lập pháp không hề che dấu sự quan tâm của họ trong thời kỳ nhạy cảm hiện tại.
Đầu tháng 4, Thủ tướng Li Keqiang đã nói với các địa phương rằng họ cần nhanh chóng hơn nữa trong việc thúc đẩy sự ổn định nền kinh tế chung. Song, mối lo khác của chính phủ Bắc Kinh chính là sự kích thích nền kinh tế trong giai đoạn này có chăng là một sự mạo hiểm?
Điều gì đang kìm hãm PBoC?
Ngày 15/4, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PboC) tuyên bố sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) đối với các định chế tài chính ở nước này nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và giảm chi phí tài chính. Đồng thời, PBoC cũng giảm thêm 0,25% đối với một số ngân hàng thương mại nhỏ chỉ hoạt động ở các khu vực hành chính cấp tỉnh và ngân hàng nông thôn đang chịu mức RRR trên 5%.
Vào ngày 15 tháng 4, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cho biết họ sẽ giảm lượng tiền mà các ngân hàng phải dự trữ. Nhưng nó chỉ cắt giảm 0,25 điểm phần trăm các yêu cầu này đối với hầu hết các ngân hàng, bằng một nửa so với dự
Các mối lo được đặt ra.
Đầu tiên, việc nởi lỏng ván bài tiền tệ để duy trì tăng trưởng sẽ khiến ngoại hối nước này gặp vấn đề. PboC lo ngại rằng dòng vốn ngoại sẽ “chảy máu” nếu PboC cắt giảm lãi suất quá táo bạo trong thời gian tới. Nhất là khi xung đột ở Ukraine chưa đi đến hồi kết, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải có kịch bản đối phó với cuộc chơi chính trị – điều mà họ chưa bao giờ ngờ tới.
Thật vậy, nếu Trung Quốc vẫn do dự trong việc nới lỏng chính sách tiền tệ thì họ sẽ phải gặp trở ngại lớn.
PBoC có thể lo sợ kịch bản dòng vốn rút khỏi đại lục nếu cắt giảm mạnh tay lãi suất trong khi FED lại đang hành động theo hướng ngược lại khi tăng lãi suất và phát đi tín hiệu “diều hâu”.
Chính quyền địa phương đang phải chịu sự giám sát của Bộ Tài chính. Trước khi chỉ thị 15 được ban bố, Bộ Tài chính yêu cầu chính quyền địa phương phải lựa chọn các dự án nếu muốn được huy động vốn từ trái phiếu chính phủ.
Mặc dù vậy song có nhiều tồn đọng khi một vài địa phương không có đủ vốn như mong muốn. Họ sử dụng nguồn tiền từ những năm trước đồng thời nhận thêm 1 khoản hỗ trợ từ phía chính phủ. Song xảy ra tình trạng, một số vùng có tiền nhưng không có dự án và ngược lại.
Ở nhiều nơi khó khăn, một biện pháp kích thích tài khóa còn thiết thực hơn là chi tiêu tài chính.
Đóng cửa nhà máy, hạn chế giao lưu xã hội, chuỗi cung ứng “tạm nghỉ” là những tiêu tiêu cực với thị trường. Các quan chức địa phương đang bị thúc giục mạnh tay trong công tác “khẩn cấp” phục hồi kinh tế nhưng họ cũng mất chức vốn có chỉ vì không kiểm soát được tình hình. Họ chú tâm vào vấn đề này nhưng lại bỏ lỡ nhịp quan trọng của 1 vấn đề khác.
Thách thức kép
Thật khó để cùng một lúc đối mặt với thách thức kép dịch bệnh – kinh tế.
Tại Mỹ, để có thể kích thích phát triển kinh tế, chính phủ đã “stimmy” (chi sec cho các hộ gia đình). Thế nhưng, ở Trung Quốc chưa có một hệ thống nào giống như vậy để có thể thực hiện khoản chi “stimmy” giống với cách mà Mỹ thực hiện.
Về lý thuyết. việc cắt giảm thuế thu nhập sẽ là giải pháp tạm thời có thể giúp người dân “dễ thở” hơn khi đối mặt với các khoản mua sắm. Tuy nhiên, tỷ lệ những người Trung Quốc nộp thuế thu nhập khá hạn chế, nên kế hoạch này có vẻ không khả thi.
Giải pháp gần đây nhất là cắt giảm thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi vậy, khoản 1/3 quy mô nới lỏng tài khóa sẽ ở hình thức cắt giảm thuế doanh nghiệp.
Kết luận rằng, Covid-19 như bóng ma ẩn nấp và trở thành chướng ngại vật đối với phát triển kinh tế bền vững của các quốc gia. Nếu chính sách zero-covid khiến số lượng khách hàng giảm thì việc có hay không cắt giảm thuế sẽ không có nhiều tác dụng.
Một doanh nghiệp nếu có doanh thu 0 đồng, họ sẽ chẳng mảy may đến câu chuyện mức thuế suất mà họ phải nộp lại là bao nhiêu. Bởi vậy, Trung Quốc cần có thêm thời gian để chờ đợi cho cơn bão Covid-19 tan nhanh và không bị gián đoạn bởi bất kỳ lý do nào khác.
Zoe (Nguồn The Economist)