Khủng hoảng bất động sản đang khiến tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc bị mắc kẹt giữa các khoản vay lớn chưa từng có.
Tẩy chay thế chấp
400 triệu người dân thuộc tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc đang chịu cơn dư chấn nặng nề kể từ sau khi khủng hoảng thanh khoản bất động sản bùng nổ làm chậm nhịp tài chính Phần lớn người dân tin rằng bất động sản là con đường nhanh nhất để làm giàu.
Giá bất động sản đình trệ, giá nhà giảm shock, nhiều nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc buộc phải tìm cách duy trì, thậm chí phải cắt giảm chi tiêu, trì hoãn hôn sự bởi những khoản nợ khiến cuộc sống của họ thay đổi toàn diện.
Peter – người đã bỏ 300.000 USD để sở hữu 1 căn nhà (chủ đầu tư là gã khổng lồ bất động sản Aoyuan). Peter đang bế tắc khi biết ngôi nhà mới của mình không biết bao giờ sẽ về tay. Điều đáng nói, khoản nợ vay thế chấp chiếm tới 90% thu nhập hàng tháng.
“Mọi khoản đầu tư đều rủi ro, bạn phải trả giá cho lựa chọn của chính mình”, Peter nói.
Peter cũng chỉ là 1 trong số hàng trăm ngàn người mua nhà với mục đích kinh doanh trên 90 thành phố ở Trung Quốc khốn đốn khi những tập đoàn như Aoyuan và China Evergrande Group gặp tai ương.
Ngày càng có nhiều người mua nhà trên toàn quốc đe dọa ngừng thanh toán thế chấp cho các dự án bất động sản bị đình trệ. Điều này có thể khiến cơn đau ngành bất động sản thêm vết nứt, ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô.
Các nhà chức trách nước này đang cố gắng xoa dịu tình hình, đề xuất thời gian ân hạn nợ với các khoản vay, phối hợp cùng ngân hàng và chính quyền “gánh vác trách nhiệm xã hội”, giải quyết khủng khoảng trước mắt.
Chuyên gia phân tích thị trường Kristy Hung đến từ Bloomberg Intelligence ước tính có thể cần đến 1,3% tổng GDP quốc gia để có thể sớm hoàn thành các dự án đang bị tạm thời đình chỉ.
Chiến lược gia Hong Hao nhấn mạnh rằng việc ngừng thanh toán thế chấp sẽ khiến giá nhà tiếp tục giảm sâu ảnh hưởng đến doanh thu của bất động sản.
Thị trường bất động sản độc tôn
Bất động sản là mảng đầu tư sinh lời “độc tôn” ở Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua. Các dự án nhà được bán từ trước khi chúng được khởi công, khách hàng phải trả những khoản tiền đặt cọc ban đầu. Đó chính là điều khiến thị trường nhà đất sôi sục, các nhà bất động sản có thêm động lực để xây dựng thêm nhiều dự án mới.
Đình chỉ các dự án bất động sản vốn không phải điều chưa từng xảy ra ở Trung Quốc, nhưng hỗn loạn như hiện tại là điều chưa từng có. Sự kiện này bùng nổ khi nền kinh tế vĩ mô quốc gia đang tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng bởi Covid-19 cùng với chính sách “khối thịnh vượng chung”.
Trong 10 tháng, giá nhà giảm, thu nhập bình quân trên người giảm 5 quý liên tiếp, triển vọng kinh tế cùng với tỷ lệ thất nghiệp khiến thị trường nhà đất Trung Quốc rơi vào cảnh bế tắc.
Chính sách siết chặt tín dụng đã khiến thị trường bất động sản yếu mòn, Trung Quốc muốn vực dậy thị trường nhà đất – vốn đóng góp chính cho GDP quốc nội nhưng nền kinh tế chưa đủ lực để tạo đòn bẩy.
Xói mòn niềm tin
Tại Trung Quốc, thu nhập bình quân của người dân Trung Quốc không thể so sánh với Mỹ, họ phải mất rất nhiều năm mới có thể mua nhà, bất động sản chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản của các hộ gia đình.
Li, một nhân viên IT đã bị cắt giảm 25% lương đang phải chi 1/3 số lương của mình để trả khoản vay trả trước 4.000 NDT/tháng đối với ngôi nhà (chủ đầu tư là tập đoàn China Evergrande) chưa biết bao giờ sẽ được xây của mình ở Vũ Hán.
Khách hàng mong muốn có pháp lý can thiệp. Khủng hoảng thanh khoản địa ốc làm xói mòn niềm tin của người dân, họ mong muốn các chủ đầu tư hãy trả họ khoản tiền đã trả trước để họ còn hoàn tất nghĩa vụ nợ đối với các ngân hàng.
Nhiều người bức xúc hỏi rằng: “Ngân hàng và chủ đầu tư vi phạm pháp luật, vỡ nợ vậy tại sao chúng tôi (người mua nhà) phải gánh chịu hậu quả”.
Những người trẻ, họ còn có thể chờ đợi tiến độ xây dựng (dù biết thời gian không thể ngay lập tức), còn những người lớn tuổi dành cả số tiền tiết kiệm của cả đời để mua 1 căn chung cư-cái họ nhìn thấy là 1 công trường không có bất cứ dấu hiệu hoạt động nào, dù chỉ là một tia hy vọng đã lụi tàn….