Công ty an ninh mạng Check Point cho biết họ đã phát hiện ra một chức năng hợp đồng thông minh trên dự án Dingo Token (DINGO) có tên là “setTaxFeePercent”.
Top 10 vụ Rug Pull lừa đảo DeFi đáng sợ nhất (I)
Dingo Token (DINGO) có thực lừa đảo người dùng?
Bộ phận nghiên cứu của công ty phần mềm an ninh mạng Check Point đã “gắn flagge” Dingo Token (DINGO) là một dự án lừa đảo sau khi phát hiện thấy một chức năng trong hợp đồng thông minh có tên là “setTaxFeePercent” có thể thay đổi phí mua và bán của hợp đồng, thậm chí cho phép chủ dự án có thể rút 99% tiền từ người dùng thực hiện việc mua-bán token.
Phía Check Point Research (CPR) đã quan sát và nhận ra nghi vấn khi chứng kiến một người dùng chi 26,89 USD để mua 427 triệu DINGO nhưng thay vào đó chỉ nhận được 4,27 triệu DINGO (0,27 USD). Nghĩa là chỉ 1% của giá trị giao dịch.
Check Point đã quyết định điều tra dự án Dingo Token sau khi thấy token này tăng bất thường những 8.400% trong nam nay và thấy được 47 trường hợp tiềm ẩn nguy cơ lừa đảo các nhà đầu tư.
“Năm 2022 quả là một năm khó khăn đối với thị trường tiền điện tử. Song, chúng tôi thấy có một token tăng 8.400% trong năm nay, chúng tôi đã phải điều tra và tìm hiểu. Chúng tôi tiến hành kiểm tra các hợp đồng thông minh của dự án Dingo và nhanh chóng nhận thấy nó giống như một trò lừa gạt”.
Công ty cũng chỉ ra trang web Dingo Tokens không có thông tin về chủ nhân thực sự của dự án ngoài một bản whitepaper dài 4 trang sơ sài.
“Nếu bạn có trong tay danh mục đầu tư tiền điện tử, bạn nên hạn chế rủi ro bằng cách giao dịch trên các sàn quen thuộc, mức độ uy tín cao”.
Hiện, Dingo Token được xếp hạng 298 trên CoinMarketCap với vốn hóa thị trường lên tới 82,6 triệu USD. Phía Cointelegraph đã tìm cách liên hệ với những người tạo ra dự án Dingo Token nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi.
Ngày 3/2/2023, tài khoản IncredibleJoker trên Twitter đã tweed với cộng đồng rằng họ không thể thể bán khoản đầu tư vào DINGO.
Dấu hiệu nhận ra rug pull
Ẩn danh
Các dự án có dấu hiệu rug pull thường có 1 đội ngũ phát triển “bí ẩn”, các dự án thường không công khai thành viên, hầu hết là ẩn danh. Chỉ có phương pháp kiểm tra KYC mới giúp người dùng chọn đúng dự án với đội phát triển có tên tuổi rõ ràng.
Không khóa thanh khoản
Khi thanh khoản không bị lock có nghĩa là số lượng tài sản được rút khỏi pool thanh khoản là ngẫu nhiên. Điều này trái ngược với các dự án tiếng tăm thường lock thanh khoản từ 80-100% trong vòng 12 tháng, thậm chí là 3-5 năm.
Quy tắc 5%
Các dự án có dấu hiệu lừa đảo đều sở hữu 5-10 wallet nắm giữ số lượng lớn token. Nếu bạn nhìn thấy 1 wallet chứa 5% nguồn cung token trở lên thì hãy cảnh giác. Đó là 1 vụ lừa đảo rug pull
Để biết các wallet sở hữu bao nhiêu token, bạn có thể truy cập Etherscan, BscScan, CoinMarketCap, TRONSCAN,… đặc biệt lưu tâm đến những dự án nhỏ lẻ nhưng giá token tăng cao đột biến.
Website “ẩu”
Nếu website của dự án “ẩu” hoặc copy nguyên dự án của một nền tnarg khác, không có lộ trình phát triển thì hãy lưu tâm, đặc biệt lượng tương tác trên mạng xã hội thấp, nhiều tài khoản clone cũng là 1 trong những lý do có thể đánh giá dự án có rug pull hay không.
Nguồn Cointelegraph
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác