Độ khó đào Bitcoin đã tăng khoảng 3,4% lên mức cao nhất lịch sử mới trong lần điều chỉnh mới nhất vào sáng ngày 24/10/2022.
Độ khó đào Bitcoin tăng 3,4%
Dù trong lần điều chỉnh mới nhất vào sáng 24/10/2022, độ khó khai thác Bitcoin đã tăng khoảng 3,4% nhưng động thái này vẫn được đánh giá là khá khiêm tốn. Bởi hồi đầu tháng, mức tăng lên tới 13%.
Độ khó là sự đảm bảo các giao dịch được xử lý với tốc độ ổn định, bất kể tốc độ băm của mạng tại một thời điểm là cao hay thấp. Sau mỗi 2016 khối (khoảng 2 tuần 1 lần), độ khó khai thác bitcoin sẽ tự động điều chỉnh.
Nhưng có thể thấy, đặc điểm ban đầu của Bitcoin chính là độ khó khai thác sẽ tăng theo thời gian. Những người tham gia khai thác chắc chắn trước đó đã ý thức được về quy trình này. Chưa kể, các công ty khai thác vốn dĩ cũng đã thu về lợi nhuận kếch xù trước đó. Theo báo cáo, trong tháng này, tổng doanh thu từ việc khai thác Bitcoin là khoảng 420 triệu USD.
Bitcoin và một số tiền mã hóa khác đang sử dụng cơ chế PoW để duy trì hoạt động mạng blockchain. Theo yêu cầu của PoW, thợ đào sẽ phải chạy những dàn card đồ họa hoặc máy đào chuyên dụng liên tục nhằm giải các câu đố.
Khi giải câu đố thành công, người đào tiền mã hóa được quyền tham gia xác thực các giao dịch trong mạng, sau đó nhận về phần thưởng. Nếu các máy đào càng mạnh, khả năng giải câu đố càng nhanh, đồng nghĩa với việc, xác xuất nhận về phần thường càng cao. Độ khó của các câu đố có thể thay đổi theo cơ chế của Bitcoin.
Nếu thợ đào Bitcoin tham gia vào mạng lưới càng đông, trong khi nguồn cung Bitcoin ít đí thì độ khó của câu hỏi sẽ tăng. Vì thế, thợ đào Bitcoin phải liên tục nâng cấp máy đào, việc khai thác Bitcoin vì thế ngày càng tiêu tốn năng lượng nhiều hơn.
Khai thác Bitcoin đe doạ đến môi trường
Phó giáo sư Benjamin A. Jones tại Khoa Kinh tế của Đại học New Mexico cho rằng: “Việc khai thác Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác tiêu tốn một lượng điện năng khổng lồ của nhân loại. Trong khi đó hầu hết nguồn điện có nguồn gốc từ nguyên liệu hóa thạch như than, khí đốt tự nhiên. Chúng gây ra hiệu ứng nhà kính nhiều hơn các nguồn năng lượng bền vững”.
Quan điểm này, tương đồng với báo cáo cuối tháng trước của Trung tâm Tài chính Thay thế Cambridge (CCAF).
Dần dần, thay vì năng lượng xanh như thủy điện hoặc năng lượng mặt trời, gió hay thủy triều, năng lượng hạt nhân và khí đốt tự nhiên như than đá được sử dụng để vận hành các dàn máy đào Bitcoin.
Tính đến tháng 1, nhiên liệu hóa thạch như than đá và khí đốt tự nhiên chiếm 2/3 (62%) tổng điện năng khai thác Bitcoin. Tỷ lệ khí đốt trong vận hành các mỏ đào đã tăng từ 13% lên 23%, trong khi đó, năng lượng hạt nhân tăng từ 4% lên gần 9% từ 2020 đến 2021.
PGS Jones cho rằng đã “thấy dấu chân của Bitcoin trong hành trình phá hoại khí hậu đậm hơn nhiều so với việc khai thác thịt bò và vàng”.