Dù Tổng cục thống kê chưa công bố các chỉ sổ kinh tế của 9 tháng năm 2021 nhưng các chỉ số liên tiếp sụt giảm mạnh 2 tháng gần đây đã khiến nhiều chuyên gia nhận định rằng, tăng trưởng kinh tế của Quý III/2021 sẽ là tăng trưởng âm. Điều này tạo ra áp lực rất lớn cho mục tiêu tăng trưởng năm nay.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể âm trong Quý III/2021
Tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi chiếm tới 1 phần 3 doanh nghiệp cả nước phải đóng cửa, giải thể trong 8 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm liên tục trong 2 tháng gần đây. Nguyên nhân là do hoạt động sản xuất công nghiệp của thành phố gần như phải đóng băng khi áp dụng giãn cách xã hội.
Theo ông Kiều Huỳnh Sơn, Phó chủ tịch hội doanh nghiệp cơ khí – điện Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay các doanh nghiệp đang phải rất cố gắng, bằng mọi giá phải duy trì hoạt động. Bởi một khi đã “shut down” thì khi khởi động sẽ là một vấn đề rất lớn. Tuy nhiên trên thực tế, hiện nay đã có khoảng 50-70% các doanh nghiệp phải “bỏ cuộc”, không thể tiếp tục hoạt động trong bối cảnh dịch bệnh và giãn cách quá lâu.
Do Tp. HCM và các tỉnh phía nam áp dụng giãn cách xã hội kéo dài, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp IPP cũng âm liên tục trong 2 tháng gần đây. Cùng với đó, chỉ số âm khác như tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước cũng duy trì đà âm. Hiện đã gần hết tháng 9, tình hình dịch bệnh chưa hoàn toàn được kiểm soát nên các số liệu dự đoán tăng trưởng kinh tế Quý III/2021 đã xuống rất thấp.
Tại Hội nghị trực tuyến Xây dựng kế hoạch Kinh tế – Xã hội Đầu tư và Đầu tư công năm 2022 thành phố Hồ Chí Minh, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh cho biết thành phố sẽ tổ chức rà soát lại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố 5 năm từ 2021 – 2025.
Do tình hình dịch bệnh diễn biết phức tạp, thành phố gặp nhiều khó khăn và hầu như tất cả các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội 5 năm đều gặp những yếu tố bất lợi. Từ đó, khả năng để thực hiện theo các chỉ tiêu đó sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không kiểm soát được dịch bệnh.
Cũng tại hội nghị, ông Nguyên Công Vinh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng cho biết, dự kiến chỉ số GDP của tỉnh sẽ không đạt được chỉ tiêu. Theo 6 tháng đầu năm, Tổng cục thống kê ước dự kiến tỉnh Hậu Giang sẽ đạt 5.99% nhưng theo số liệu thực tế về nguồn lực của tỉnh, thì đến cuối năm 2021, chỉ số tăng trưởng kinh tế của tỉnh có thể đạt được ở mức 3.32%. Nếu dự án nhiệt điện Sông Hậu 1 có thể thuận lợi đưa vào hoạt động vào tháng 11/2021 thì chỉ số này có thể tăng lên được khoảng 4.45% so với kết hoạch 6.5%.
Các chuyên gia cũng kỳ vọng, việc giãn cách xã hội ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam sẽ sớm kết thúc trong tháng 9, mở đường cho nền kinh tế phục hồi trong Quý IV năm nay. Cùng với đó, cuối năm cũng là thời điểm tiêu dùng – xuất nhập khẩu thường tăng mạnh sẽ hỗ trợ cho đà tăng trưởng. Dự đoán, dù tăng trưởng kinh tế không cán đích từ 6-6,5% như kỳ vọng nhưng chỉ số phát triển kinh tế cũng đạt con số cao nhất khoảng từ 3.4-4%