Du lịch y tế Việt Nam đang nhận được sự quan tâm của nhiều khách ngoại quốc nhờ chi phí cạnh tranh, lợi thế về cảnh đẹp…
Du lịch y tế – xu hướng của tương lai
Du lịch y tế (medical tourism) khác với du lịch sức khỏe (wellness tourism). Theo đó, du lịch y tế kết hợp mục đích khám chữa bệnh bằng hình thức phẫu thuật và không phẫu thuật (khám và điều trị, thẩm mỹ). Còn du lịch sức khỏe (wellness tourism) lại thiên về nghỉ dưỡng, giúp bệnh nhân chăm sóc về thể chất và tinh thần.
Du lịch y tế tại châu Á đang trên đà phát triển. Trong đó Thái Lan và một số nước như Hàn Quốc, Malaysia, Ấn Độ… đang là địa điểm du lịch y tế thu hút lượng lớn du khách Mỹ và các quốc gia Châu Âu. Năm 2019, khi chưa có dịch bệnh, Thái Lan đón hơn 3 triệu lượt khách chữa bệnh, thu về hơn 700 triệu USD. Nhưng Ấn Độ mới là quốc gia có doanh thu ấn tượng từ dịch vụ du lịch này vì đã cán mốc 3 tỷ USD từ năm 2015.
Tại các quốc gia Châu Á, nhu cầu chủ yếu của khách du lịch y tế đó là thẩm mỹ, chăm sóc nha khoa, chỉnh hình…
Market Data Forecast nhận định, năm 2022, quy mô thị trường du lịch y tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ đạt giá trị 9,53 tỷ USD và năm 2027 sẽ đạt 26,20 tỷ USD.
Còn đối với Việt Nam, dù chưa phải là điểm sáng trên bản đồ du lịch y tế nhưng Việt Nam vẫn là quốc gia du lịch được đánh giá là đầy hấp lực. Năm 2018, khách quốc tế đến Việt Nam là gần 16 triệu lượt khách, năm 2019 con số này là 18 triệu lượt.
Trong khi đó, sau 2 năm dịch bệnh Covid-19 hoành hành, 6 tháng đầu năm 2022, khách quốc tế đến Việt Nam tăng 582,2% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 602.000 lượt người.
Lợi thế của Việt Nam trong phát triển du lịch y tế
Dữ liệu từ trang The Asean Post cho thấy, tính riêng năm 2018, Việt Nam thu hơn 1 tỷ USD từ 80.000 người nước ngoài đến Việt Nam để tìm kiếm dịch vụ và điều trị y tế, cho thấy dấu hiệu tích cực của loại hình du lịch y tế ở Việt Nam.
Một trong những nguyên nhân giúp Việt Nam được quan tâm về du lịch y tế đó chính là tính cạnh tranh về chi phí. Tạp chí International Living (Astralia) đã đưa ra bình chọn cho thấy, Việt Nam là 1 trong số 3 quốc gia đứng đầu Đông Nam á mà người dân nước này ưa chuộng, chi phỉ chỉ bằng 1/3.
Ngoài ra, Việt Nam còn chiếm ưu thế về thời gian trong điều trị. Ví dụ, để làm răng sứ ở Mỹ, Australia hay các quốc gia ở châu Âu cần 2-3 tháng thì ở chỉ mất 2 tuần ở Thái Lan hoặc Việt Nam.
Tại Việt Nam, trong lĩnh vực du lịch y tế, du khách ưa thích lựa chọn y học cổ truyền, nha khoa và thẩm mỹ. Theo đánh giá của giới chuyên gia, du lịch y tế Việt cần tận dụng tiềm năng về cảnh vật thiên nhiên sẵn có, cùng với đó là đa dạng hóa dịch vụ để thu hút khách hàng.
Theo đánh giá của đại diện Gotec Land, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, có nhiều tiềm năng về ngành du lịch y tế. Các dự án đầu tư bài bản, có chiến lược sẽ trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng của du lịch y tế nói riêng, ngành du lịch nói chung.