Đối mặt với cuộc , Đức đã phải kích hoạt một kế hoạch quốc hữu hóa các công ty con của Gazprom và Rosneft nhằm ngăn chặn sự gián đoạn cung cấp năng lượng.
Trước tình hình giá dầu và khí đốt tăng cao, cũng như thị trường năng lượng eo hẹp, Đức, với tư cách là một nước tiêu thụ năng lượng lớn, đang nỗ lực tìm cách tăng sản lượng và giảm giá năng lượng.
Đức xem xét quốc hữu hóa công ty con của Gazprom và Rosneft
Bộ Kinh tế Đức đang xem xét việc quốc hữu hóa các công ty con của tập đoàn khí đốt Nga Gazprom và tập đoàn dầu khí Nga Rosneft.
Đức đang xem xét việc quốc hữu hóa các công ty con của Gazprom và Rosneft chủ yếu để ngăn chặn sự gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng trong nước. Nếu các công ty năng lượng quan trọng này thất bại hoặc gặp khó khăn về tài chính, việc quốc hữu hóa chúng sẽ giúp Đức kiểm soát và ngăn chặn tình trạng thất thoát nguồn cung năng lượng quy mô lớn.
Theo Handelsblatt, vai trò của hai công ty trên thị trường năng lượng Đức là không thể thay thế.Công ty Gazprom Germania vận hành lượng lớn các cơ sở lưu trữ khí đốt tự nhiên của Đức, trong khi công ty Rosneft Deutschland đóng vai trò quan trọng trong thị trường lọc dầu khí.
Cùng lúc đó, các công ty này cũng đối mặt với rủi ro “phá sản kỹ thuật” khi các đối tác doanh nghiệp và ngân hàng từ chối hợp tác do lo sợ “tai bay vạ giá” từ lệnh cấm vấn mà Mỹ và phương Tây áp đặt lên nền kinh tế và hệ thống tài chính của Nga. Hiện tại, các công ty con của Gazprom và Rosneft vẫn miễn nhiễm khỏi các lệnh trừng phạt.
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, giá dầu toàn cầu tăng vọt và trước đó Đức đã đình chỉ đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream 2, điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến thị trường khí đốt tự nhiên của Đức.
Riêng vào tháng 3, Nga tuyên bố sẽ yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng rúp, và một số nguồn cung cấp khí đốt toàn cầu bị gián đoạn, tất cả những biến động trên buộc Đức phải kích hoạt một kế hoạch dự phòng để quản lý nguồn cung cấp khí đốt.
Nga có thể cắt nguồn cung cấp khí đốt cho các nước châu Âu mặc dù Mỹ đã tăng cường cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho châu Âu, tuy nhiên, Đức vẫn hy vọng sẽ ổn định thị trường khí đốt của mình bằng cách quốc hữu hóa công ty con của Gazprom và Rosneft tại Đức.