FED có chậm chân trong cuộc chiến sống còn với lạm phát?  

Để thu hẹp bảng cân đối kế toán, FED cần tính toán nhiều hơn trong việc có hay không buông tay nắm giữ trái phiếu.

FED phát đi tín hiệu “diều hâu” sẽ tung ra hỏa lực mới đánh vào thành trì lạm phát để cứu nước Mỹ.

Cơn shock lạm phát

Các quan chức FED phát đi thông báo rằng họ sẽ cứng rắn hơn để hạ nhiệt lạm phát trong những tháng tới đây bao gồm việc tăng lãi suất ngắn hạn có thể ảnh hưởng tới người tiêu dùng, gia tăng rủi ro về một sự suy thoái.

Cuộc họp chính sách cuối tháng 3 khép lại, FED nói rằng việc tăng tiếp lãi suất lên 50 điểm cơ bản thay vì 25 điểm cơ bản như hiện tại có thể là sự lựa chọn phù hợp hơn cả.

Trụ sở của FED ở Washington DC, Mỹ.

Các nhà chính sách gật đầu ủng hộ FED mức tăng 50 điểm cơ bản, tuy nhiên do tình hình phức tạp tại chiến trường Nga – Ukraine đã khiến FED tạm hoãn lại bước đi mạnh bạo đó. Thay vào đó, vào ngày 16/3/2022, FED tăng lãi suất ngắn hạn lên 25 điểm cơ bản và báo hiệu rằng họ sẽ không dừng lại ở con số này.

Trong hành động tiếp theo để kìm chân lạm phát, FED cũng lên kế hoạch giảm áp lực vào lô trái phiếu trị giá 9.000 tỷ USD, họ đồng thuận quan điểm giảm quy mô bảng cân đối kế toán với tốc độ 95 tỷ USD/tháng, khả năng cao sẽ bắt đầu từ tháng 5 (trong đó có 60 tỷ USD trái phiếu kho bạc và 35 tỷ USD trái phiếu đảm bảo bằng nợ bất động sản).

Từ năm 2021, Fed đã bắt đầu cắt giảm quy mô việc thu mua tài sản, việc mua vào trái phiếu này đã kết thúc vào tháng 3 vừa qua.

Đây là tốc độ cắt giảm nhanh chưa từng có kể từ 2017-2019 đánh dấu một sự thay đổi lớn từ chính sách tiền tệ nới lỏng trong suốt thời gian qua.

Bước đi này của FED có phần mạo hiểm, động thái mới nhất của Chủ tịch Powell trước cơn shock lạm phát liệu có thành công?

Chuyên gia kinh tế trưởng Kathy Bostjancic thuộc Oxford Economic cho hay các kế hoạch của FED đã phản ánh được sự khó chịu của nước Mỹ trước con số CPI tăng quá nóng.

FED có đến muộn

Động thái mới của Chủ tịch FED liệu có đủ mạnh để khiến lạm phát thoái lui?

Các chuyên gia hàng đầu không ngần ngại nói rằng nhiều khả năng FED đang lo sợ bởi hành động chậm chạp của mình sẽ khiến nền kinh tế Mỹ rơi vào “hố tử thần” vào cuối năm tới.

Lộ trình cắt giảm tài sản được FED công bố, song đường cong lợi suất có vẻ đang dần bất lợi với FED khi sự chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 2 năm hiện chỉ còn khoảng 0,2%, so với khoảng 1,5% vào thời điểm 2021 làm dấy lên lo ngại về một đợt suy thoái mới.

Thị trường mong đợi lần tăng lãi suất lần này vào cuối năm sẽ đủ mạnh để ngặn chặn cơn khát lạm phát vào nền kinh tế.

FED cuối cùng cũng nhận ra sai lầm của mình với mức độ lãi suất trung tính như hiện tại 0,25-0,5% không đủ để tạo ra một cơn sóng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hay giảm tốc nó.

Phố Wall dự đoán lãi suất của Fed sẽ đạt 2,6% vào cuối năm 2021.

Ai là người lo lắng

Người tiêu dùng lo lắng về các khoản nợ tín dụng mua sắm sau khi lãi suất cơ bản tiếp tục tăng.

Lãi suất ngắn hạn tăng cao sẽ khiến các khoản vay thế chấp mua ô tô, nhà, tín dụng tăng cao. Đây chính là mục đích của FED trong việc hạ nhiệt tăng trưởng kinh tế để kìm chân lạm phát, mặc dù điều này đe dọa cuộc sống của hàng triệu gia đình, gián tiếp đe dọa vị trí của Tổng thống Joe Biden.

Thành viên hội đồng FED – ngài Lael Brainard nhấn mạnh sự quyết liệt của FED trong việc chống lạm phát.

Kể từ sau khi đại dịch Covid-19 giáng đòn vào nền kinh tế Mỹ, FED đã ôm hàng nghìn tỷ USD trái phiếu và các khoản vay thế chấp mục tiêu giảm lãi suất cho vay dài hạn, lãi suất ngắn hạn gần bằng 0 để tung phao cứu trợ.

Vào ngày 6/4/2022, lợi tức trái phiếu kho bạn kỳ hạn 10 năm tăng giá, tỷ lệ cho vay thế chấp tăng 4,67% (so với mức 4,42% của tuần trước) – mức tăng cao nhất kể từ năm 2018.

Để thu hẹp bảng cân đối kế toán, FED cần tính toán nhiều hơn trong việc có hay không buông tay nắm giữ trái phiếu.

Zoe (Nguồn AP)

Exit mobile version