FED chuẩn bị cho một chu kỳ tăng lãi suất cơ bản tuy nhiên số liệu lao động và sức chi tiêu của người dân Mỹ đang khiến ông Powell chần chừ.
FED tăng lãi suất bao nhiêu là vừa đủ?
Nền kinh tế Mỹ đang bị xung đột giữa chỉ số CPI với sức mạnh chi tiêu cùng một thị trường lao động mạnh mẽ.
FED đã tìm đến giải pháp tăng lãi suất với tần suất lớn, thậm chí cắt giảm chi tiêu khi nhìn thấy nước Mỹ đang di chuyển chậm lại. Tập trung hoàn toàn vào cuộc chiến chống lạm phát, Cục dự trữ liên bang sẽ đưa ra quyết định mức tăng 100 điểm cơ bản hay dừng lại ở con số 75.
Điều khiến Ngân hàng trung ương mệt mỏi đó là làm cách nào vừa khiến lạm phát thoái lui vừa khiến kinh tế toàn ngành tăng trưởng, không kích thích một cuộc đại thảm họa suy thoái do chi phí vay của cá nhân và doanh nghiệp tăng vọt.
Chuyên gia kinh tế trưởng Matthew Luzzetti đến từ Deutsche Bank cho biết: “Trọng tâm ưu tiên mà FED dành tâm huyết là Lạm phát, cho đến khi nào có minh chứng minh bạch chứng minh thị trường lao động đang tuột dốc”.
“Nhà cái” hàng đầu nước Mỹ dự kiến nâng lãi suất chuẩn lên 2,25% đến 2,5%, con số này dự kiến sẽ là 3,25% đến 3,5% vào cuối năm nay. Nếu điều đó thực sự được tiến hành, đây sẽ là lần thứ 4 mà FED mạnh tay thắt chặt tín dụng khi chứng kiến chỉ số CPI tăng cao chưa từng có trong 40 năm nay.
Lãi suất cao khiến hoạt động vay tín dụng mua bất động sản và ô tô giảm dần hạ nhiệt nền kinh tế. Hiện lãi suất thế chấp tài sản đã tăng gấp đôi trong 30 năm qua (5,5%),
Nếu FED sai lầm trong việc lựa chọn con số phù hợp có thể biến tình hình hiện tại trở nên căng thẳng hơn nhiều lần. Sức chi tiêu giảm, doanh thu nhà đất “ốm yếu”, thiếu lương thực, xung đột chính trị ở Đông Âu giáng đòn vào năng lượng, sản xuất…chuỗi cung ứng vốn đã không ổn nay thêm phần tồi tệ.
FED sẽ làm thế nào khi phải tăng tốc khả năng kiềm chế nhu cầu tiêu dùng để cân bằng với nguồn cung hàng hóa. Trong cuộc họp 2 ngày tới đây (26-27/7), Chủ tịch Jerome Powell cần cụ thể hóa các bước đi tiếp theo của FED.
Thị trường lao động
Tình hình lao động ổn định khi số lượng việc làm tăng lên 372.000 vào tháng 6. Nhu cầu lao động tăng cao buộc các doanh nghiệp phải tăng tiền lương – một trong những nguyên nhân để họ có lý do tăng giá sản phẩm hàng hóa.
Điều đáng ngạc nhiên, thị trường lao động mạnh mẽ như vậy cũng không đủ sức hạ nhiệt lạm phát, nền kinh tế vĩ mô hầu như không tăng trưởng, thậm chí còn chạm đến ngưỡng cửa suy thoái, theo ý kiến của các nhà kinh tế.
Song nhiều chuyên gia hoạch định nghĩ khác, họ nói rằng thị trường lao động việc làm mạnh mẽ với 2,7 triệu việc làm được bổ sung vào năm nay là bằng chứng nói lên rằng nền kinh tế Mỹ còn cách suy thoái một con đường dài.
Tại một diễn đàn của ngân hàng trung ương vào tháng trước ở Bồ Đào Nha, Chủ tịch Powell nói rằng: “Nếu hỏi có rủi ro hay không, chắc chắn là có nhưng tôi không nghĩ rằng đó là điều quá to tát đối với nền kinh tế. Điều mà chúng tôi không chắc chắn chính là sẽ khó để khôi phục được sự ổn định về giá cả”.
Các quan chức thuộc ngân hàng trung ương đặt kỳ vọng FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới.
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Cleveland – Loretta Mester lên tiếng: “Tôi chưa thấy một điều gì đủ thuyết phục về tình hình lạm phát sẽ chuyển hướng”.
Nền kinh tế linh hoạt chứng kiến sự thay đổi chính sách liên tục buộc các nhà nghiên cứu tài chính đưa ra thông điệp tương đối rõ ràng với FED. Họ mong muốn FOMC và FED sẽ tăng lãi suất lên 50 điểm, nhưng ngay bên thềm cuộc họp ngày mai, họ thay đổi con số này lên mức 75 điểm.
Thị trường chứng khoán phản ứng mạnh, phố Wall đặt cược rằng FED sẽ đưa ra con số cao nhất trong cuộc chiến lần này nhưng các quan chức FED nói rằng đó là điều “không thể thực hiện”.