Ghìm cương lạm phát, liệu FED có tỏa sáng như cách chúng ta kỳ vọng?

FED đã chờ đợi khá lâu, nhiều người cho rằng FED bỏ lỡ thời khắc quan trọng nhất và chỉ xuất hiện khi tình hình đã tồi tệ? Liệu đó có phải nhận định đúng đắn?

Ngân hàng trung ương sẽ phải hạ nhiệt lạm phát, liệu FED có đưa nền kinh tế Mỹ hạ cánh an toàn?

FED đã chờ đợi khá lâu, nhiều người cho rằng FED bỏ lỡ thời khắc quan trọng nhất và chỉ xuất hiện khi tình hình đã tồi tệ? Liệu đó có phải nhận định đúng đắn?

Đại địa chấn “suy thoái kinh tế” đang đến?

Năm 2021, Ngân hàng Trung ương tiết lộ họ sẽ phải sử dụng đến công cụ đặc biệt để hãm đà tăng giá của hàng hóa, song từ chối đưa ra sử dụng vào thời điểm đó. Đến thời điểm hiện tại, FED sẽ phải triển khai “vũ khí” đó trên quy mô lớn hơn rất nhiều lần thực tế.

Kể từ 1/3/2022, lãi suất trái phiếu ngắn hạn (kỳ hạn 3 năm) đã tăng hơn 1 điểm phần trăm – mức thay đổi lớn nhất kể từ khi cơn ác mộng 2008 xảy ra. Động thái đó đã gieo vào nước Mỹ niềm kỳ vọng FED sẽ tăng lãi suất.

Sự chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 2 năm hiện chỉ còn khoảng 0,2%, so với khoảng 1,5% vào thời điểm 2021 làm dấy lên lo ngại về một đợt suy thoái mới.

Thật vậy, ngày 16/3, FED đã chính thức tăng lãi suất ngắn hạn lên 25 điểm cơ bản và dự kiến sẽ tiếp tục mạnh tay nhằm hạ nhiệt lạm phát đang leo đỉnh cao nhất trong 40 năm qua.

Chủ tịch FED Jerome H. Powell

Ngày 28/3, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản mua lại trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm với số lượng không giới hạn với mục đích chặn đà tăng của lãi suất.

Lợi suất trái phiếu Đức dài hạn vốn là mức tiêu chuẩn cho khu vực Liên minh châu Âu (EU) hiện ở mức 0,6% trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng chung bị hạn chế do ảnh hưởng gián tiếp từ cuộc xung đột Nga – Ukraine.

Các thợ săn trái phiếu ở Mỹ loanh quanh với câu hỏi: “Liệu lãi suất cao có thể mang lại hiệu ứng soft-landing đưa nền kinh tế thoát khỏi sức nóng lạm phát và tăng trưởng phi mã hay không?”.

Chủ tịch Jerome H. Powell đã đưa ra dẫn chứng hoàn hảo về các cuộc hạ cánh mềm diễn ra trong các năm 1964, 1984 và 1993. Dẫn chứng ấy có khớp với tình hình hiện tại không khi mà tỷ lệ lạm phát đang ở mức “dư thừa” chưa từng thấy trong 40 năm qua?

Nền kinh tế Mỹ liệu có thể “hạ cánh mềm” giữa điểm cam go?

Đây là một thách thức khó khăn.

Việc thắt chặt chi tiêu thường xuất hiện trước các đợt suy thoái tài chính.

Trong 3 năm tới, ngân hàng trung ương đưa ra lời tiên tri màu hồng về cái gọi là “cắt giảm lạm phát”: 3 năm liên tiếp lạm phát hạ nhiệt, tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất FED đưa ra ở mức thấp nhưng tăng trưởng GDP vẫn trong vòng dài hạn.

Immaculate disinflation: Cắt giảm lạm phát (khác với Deflation – giảm phát). FED thực hiện chính sách này để chống lạm phát bao gồm các biện pháp: Tăng lãi suất ngắn hạn, tăng thuế, kiểm soát giá cả và thu nhập.

Cần lưu ý rằng, từ trước đến nay chưa từng có tiền lệ để thực hiện “cắt giảm lạm phát” một cách “duyên dáng”.

Cắt giảm lạm phát và ván bài thắng thua?

Cựu lãnh đạo FED New York – ngài Bill Dudley đã nói rằng: “Suy thoái là một điều không thể né tránh”.

Giám đốc quỹ đầu tư Scott Ladner thuộc Horizon Investments nhấn mạnh: “Có vẻ như FED đang cố kích hoạt ngòi nổ suy thoái để cân bằng nguồn cung – cầu và xử lý nhanh gọn vấn nạn lạm phát. Có nên hay không”.

Hiện tại, lợi suất trái phiếu ngắn hạn đã tăng cao hơn lợi suất trái phiếu dài hạn, đây là một tín hiệu đáng lo ngại. Trong điều kiện đường cong lợi suất đảo ngược (chênh lệch giữa trái phiếu dài hạn và ngắn hạn dưới 0), dấu hiệu của 1 nền kinh tế đang suy thoái dần “gõ cửa”. Hay nói theo cách khác, ngân hàng trung ương đang mắc sai lầm.

Vào những năm 1980, Paul Volcker – người ghìm cương lạm phát đã mạnh tay nâng lãi suất lên 22% bóp nghẹt nền kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên 10,8%.

Chủ tịch FED Paul Volcker (phải) gặp Tổng thống Ronald Reagan năm 1981.

Tuy nhiên, không một ai lên tiếng buộc tội, thay vào đó, 2 năm sau, khi lãi suất đạt đỉnh, lạm phát rơi xuống dưới ngưỡng 3%, chấm dứt thời kì “đại lạm phát”.

Song, đó không phải là một bàn cược dễ chơi, ván bài kinh tế không có tỷ lệ cược cố định, mục đích cuối cùng là để đảm bảo giá cả ổn định cùng mức tăng trường đều đặn.

Tin mừng cho ngài Powell rằng hầu hết mọi quan điểm nâng lãi suất hay các bàn tán về đường cong lợi suất đều nghiêng về ông. Cả thị trường và FED đều hi vọng kỳ vọng lãi suất không vượt quá 2-2,5%.

Dĩ nhiên là không nên đặt tình hình hiện tại trên bàn cân dưới thời Paul Volcker. Thị trường mong đợi sự “hoàn hảo”, tin rằng, sự thắt chặt kinh tế ở mức độ vừa đủ sẽ khiến tình hình lạm phát được kiểm soát tốt hơn.   

Zoe (Nguồn Economist)

Exit mobile version