FED công bố thỏa thuận trao đổi tiền tệ để ngăn chặn cơn bão khủng hoảng

FED công bố thỏa thuận trao đổi tiền tệ để ngăn chặn cơn bão khủng hoảng

FED và các ngân hàng trung ương công bố thỏa thuận trao đổi tiền tệ để ngăn chặn cơn bão khủng hoảng

Ồn ào xung quanh thông báo mới của FED

Trong động thái mới, FED công bỗ nỗ lực mới với 5 ngân hàng trung ương khác nhằm bảo vệ giá trị đồng USD Mỹ trước “ngày tận thế” của các ngân hàng Mỹ và EU.

Tin tức này được công bố sau khi UBS chính thức sở hữu Credit Suisse với giá 3,25 tỷ USD, đây là một biện pháp khẩn cấp mà Thụy Sĩ thực hiện nhằm ổn định tài chính của đất nước.

Cuộc di cư của dòng tiền có khiến UBS tung phao cứu sinh “vớt” Credit Suisse?

Theo một phần thỏa thuận, ngân hàng trung ương Thụy Sĩ sẽ hỗ trợ cho UBS và Credit Suisse mức thanh khoản 100 tỷ franc (108 tỷ USD). Việc mua lại Credit Suisse vấp phải sự phản đối của các lãnh đạo UBS. Ngoài ra, nhằm trợ giúp cho UBS, chính quyền còn cung cấp một khoản đảm để gánh khoản lỗ tối đa 9 tỷ franc cho một phần danh mục đầu tư. Khoản đảm bảo này sẽ được kích hoạt nếu danh mục đầu tư này thật sự bị thua lỗ. Trong trường hợp đó, UBS sẽ chịu 5 tỷ franc, chính quyền sẽ chịu phần thua lỗ 9 tỷ franc tiếp theo, và UBS sẽ chịu những phần thua lỗ sau đó nữa nếu có.

Việc ổn định thanh khoản sẽ thực hiện thông qua “swap lines” – thỏa thuận song phương của hai ngân hàng trung ương để trao đổi tiền tệ.

Thỏa thuận cho phép một ngân hàng trung ương nhận ngoại tệ từ ngân hàng trung ương khác phát hành loại tiền đó, và phân phối lại cho các ngân hàng thương mại trong nước.

Dòng chảy trao đổi tiền tệ đã được ứng dụng trong thời kỳ khủng hoảng trước đây, đơn cử trong 2 cuộc suy thoái kinh tế điển hình năm 2008 và 2020.

Việc hoán đổi dòng tiền được FED khởi xướng nhằm mục đích cải thiện tính thanh khoản trên thị trường vốn cạn kiệt đồng USD Mỹ.

“Nhằm hiệu quả hoạt động thỏa thuận trao đổi tiền tệ, từ ngày 20/3 đến ít nhất là đến 30/4, FED và các ngân hàng trung ương khác sẽ để dư đồng USD cho các ngân hàng thương mại tiếp cận mỗi ngày, thay vì hàng tuần”.

Hệ thống trao đổi tiền tệ bao gồm Ngân hàng Canada, Ngân hàng Anh, Ngân hàng Nhật Bản, Ngân hàng Trung ương Châu Âu và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ.  

Động thái này cũng diễn ra trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Mỹ phát đi tín hiệu tiêu cực khi Silvergate và SVB sụp đổ hoàn toàn. Phía NYDFS cũng đã tiếp quản Signature Bank.

FED vẫn không trực tiếp đề cập đến cuộc khủng hoảng ngân hàng đã hiện hữu khá rõ ràng. Thay vào đó, họ thông báo thỏa thuận trao đổi tiền tệ để tối ưu hóa việc cung cấp tín dụng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp.

Thông báo của FED đã khiến các cuộc tranh luận nổ ra gay gắt, rằng thỏa thuận này có thể nới lỏng định lượng QE hay không.

Nới lỏng định lượng (QE) là một trong những phương pháp nới lỏng tiền tệ mới mẻ. Thông qua chính sách này, Chính phủ sẽ kịp thời điều chỉnh và kích cầu cho nền kinh tế.  

Silvergate Bank, SVB, Signature Bank trở thành đòn phủ đầu đe dọa sự tồn vong của hệ thống ngân hàng truyền thống Mỹ. So sánh các yếu tố nhận biết kể từ khi SVB sụp đổ, cho thấy, có gần 190 ngân hàng đang hoạt động tại Mỹ có nguy cơ cao bị phá sản trong trường hợp 1/2 số người gửi tiền không được bảo hiểm ồ ạt rút tiền.

Giới chức Mỹ đã nắm quyền kiểm soát hệ thống ngân hàng, FED và Bộ tài chính sẽ sử dụng gói vay khẩn cấp trị giá 25 tỷ USD từ Quỹ Bình ổn giao dịch (ESF). Chương trình cứu trợ cung cấp các khoản vay thời hạn 12 tháng cho các ngân hàng thế chấp chứng khoán, trái phiếu kho bạc và các tài sản thế chấp khác.

Nguồn Cointelegraph

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác

Exit mobile version