Morgan Stanley: So với Omicron, Fed mới là mối đe dọa lớn nhất đối với chứng khoán Mỹ

Chính sách tiền tệ thắt chặt của Fed là mối đe dọa lớn hơn đối với thị trường chứng khoán so với biến thể Omicron

Chính sách tiền tệ thắt chặt của Fed là mối đe dọa lớn hơn đối với thị trường chứng khoán so với biến thể Omicron

Chuyên gia phố Wall dự đoán chỉ số S&P 500 sẽ giảm trong năm sau và định giá thị trường chứng khoán Mỹ cũng sẽ sụt giảm.

Mới đây, các chiến lược gia của Morgan Stanley cho biết so với biến thể mới của Covid-19, Omicron với nguy cơ lây nhiễm mạnh, các nhà đầu tư chứng khoán có nhiều điều quan trọng phải lo lắng hơn. Các chiến lược gia Morgan Stanley do Michael Wilson dẫn đầu đã đặt mục tiêu giá cuối năm 2022 của chỉ số S&P 500 là 4.400 điểm.

Bức tranh giá dự đoán xu hướng chỉ số S&P 500 năm 2022 của Morgan Stanley.

Đánh giá phản ứng của thị trường, các cổ phiếu công nghệ nhạy cảm hơn với chính sách tiền tệ thắt chặt. Hợp đồng tương lai chỉ số Nasdaq 100 giảm vào ngày giao dịch đầu tuần này (6/12), trong khi các cổ phiếu tương tự trong chỉ số S&P 500 tăng theo chiều ngược lại, tâm lý lạc quan chiếm ưu thế.

Powell và các quan chức cấp cao của Fed cùng gợi mở về quan điểm diều hâu khiến các chiến lược gia đứng đầu của Morgan Stanley nhìn thấy những rủi ro tiềm ẩn từ Fed. “Định giá giảm là quan điểm của chúng tôi cho năm 2022.”

Fed hay Omicron “nguy hiểm” hơn vợi chứng khoán Mỹ? Tất nhiên là Fed!

Đúng như Wilson, một chiến lược gia tại Morgan Stanley cho biết, trong tuần qua, thị trường đã phải đối mặt với hai nhân tố ảnh hưởng mới là Omicron diễn biến phức tạp và Cục Dự trữ Liên bang đẩy nhanh việc giảm mua tài sản. Nhưng việc Fed tăng tốc Taper chắc chắn là một yếu tố gây phản ứng trực tiếp đối với sự sụp đổ của cổ phiếu công nghệ và tâm lý thị trường vào phiên cuối tuần trước.

Wilson giải thích rằng các nhà đầu tư nên cảnh giác hơn về thái độ của Fed và giải thích lý do Mỹ không có khả năng thực hiện bất kỳ cuộc phong tỏa quy mô lớn mới nào do biến thể mới. Sau Lễ tạ ơn, tình hình nghiêm trọng của việc bán tháo thị trường chứng khoán không nhất thiết là do các biến thể mới; ngược lại, Omicron chỉ là ngòi nổ để chấm dứt mùa đầu cơ, nhưng chất xúc tác thực sự khiến cổ phiếu công nghệ “nhuốm máu” là khi Chủ tịch Fed Powell điều trần tại Quốc hội.

Chủ tịch Fed Powell

Trước đó, ông Powell đã đưa ra một lập trường diều hâu bất ngờ, quyết định đã đến lúc từ bỏ lạm phát “tạm thời” và cảnh báo Fed có thể đẩy nhanh việc hoàn thành Taper. Điều này cho thấy việc tăng lãi suất có thể đến sớm hơn kỳ vọng của thị trường. Sau đó, các quan chức Fed liên tục lên tiếng về việc tăng tốc độ Taper. 

Về cơ bản, quan điểm của Morgan Stanley là việc Fed tăng tốc Taper chỉ làm tăng rủi ro đối với những cổ phiếu được định giá cao. Đồng thời, Wilson dự đoán rằng tỷ lệ giá trên thu nhập của S&P 500 sẽ thấp hơn khoảng 12% so với mức hiện tại.

Không chỉ Wilson của Morgan Stanley, mà Brian Nick của Nuveen, chi nhánh đầu tư của TIAA, công ty quản lý tài sản 1,3 nghìn tỷ đô la, cũng cho biết, “Nếu Fed buộc phải ứng phó với lạm phát do thị trường lao động thắt chặt quá mức, rủi ro chính trong quan điểm của chúng tôi vẫn là việc thắt chặt các điều kiện tài chính đột ngột.”

Ngược lại, với Brian Nick, hầu hết các nhân tố rủi ro kinh tế và thị trường liên quan đến virus đều “đã qua”.

Các chiến lược gia khác, bao gồm JPMorgan Chase, cũng chuyển sự chú ý đến hướng đi diều hâu của Fed thay vì biến thể mới, đồng thời cảnh báo rủi ro từ Fed đối với triển vọng chứng khoán. Trước đó, các chiến lược gia của JPMorgan Chase luôn tỏ ra “lạc quan”, không hề nản lòng trước cơn hoảng loạn thị trường do Omicron gây ra, họ dự đoán rằng vào cuối năm 2022, chỉ số S&P 500 sẽ tăng 9% so với hiện tại, leo lên 5050 điểm.

Ngay cả các chiến lược gia tại UBS Global Wealth Management, vốn thường tích cực với thị trường tăng giá, cho biết rằng họ “mong đợi một giai đoạn biến động mạnh trong tương lai, khi các nhà đầu tư cố gắng đánh giá dữ liệu từ Omicron và rủi ro từ Fed.”

Exit mobile version