Trung tâm nghiên cứu Fintech NYIC sẽ do Giám đốc tiền nhiệm của PriceWaterhouseCoopers (PWC) Per von Zelowitz phụ trách. Cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm xây dựng và thử nghiệm công nghệ tài chính mới, bao gồm tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC), stablecoin và thanh toán xuyên biên giới.
Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York vừa công bố mối quan hệ hợp tác cùng Ngân hàng Trung tâm sáng tạo Thanh toán Bù trừ Quốc tế (BIS Innovation Hubs) để ra mắt Trung tâm Sáng tạo New York, nơi tập trung vào khám phá công nghệ dùng trong phát triển hệ thống tài chính toàn cầu.
BIS hợp tác cùng Fed ra mắt NYIC hỗ trợ phân tích tiền kỹ thuật số
Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết trung tâm đổi mới sẽ thúc đẩy sự hợp tác và chia sẻ chuyên môn giữa các ngân hàng trung ương, hỗ trợ phân tích tiền kỹ thuật số của cơ quan này, bao gồm ra mắt đồng tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương, hay CBDC.
“Đặc biệt, mối quan hệ hợp tác giữa hai bên sẽ hỗ trợ phân tích đồng tiền kỹ thuật số, bao gồm đồng tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương, cải thiện hệ thống thanh toán hiện nay, tập trung vào thanh toán xuyên biên giới nhanh hơn và kinh tế hơn.”
Trong thông báo ngày ra mắt đầu tiên, NYIC có kế hoạch tập trung vào 5 mảng chính bao gồm: công nghệ giám sát và điều tiết, cơ sở hạ tầng thị trường tài chính, tương lai của tiền tệ, tài chính mở và rủi ro khí hậu.
Ông Per von Zelowitz, giám đốc tài chính tiền nhiệm của PricewaterhouseCoopers (PwC), sẽ chịu trách nhiệm dẫn dắt trung tâm nghiên cứu này, Ông Per von Zelowitz mới gia nhập Fed bang New York tháng 7/2021.
Theo ông Per von Zelowitz, một trong những lĩnh vực tập trung chính – tương lai của tiền tệ sẽ liên quan đến hoạt động của trung tâm nghiên cứu về đồng tiền kỹ thuật số và đồng tiền kỹ thuật số trung ương CBDC là một lĩnh vực trọng tâm quan trọng.
“Lĩnh vực tiền tệ mà chúng tôi nghiên cứu và xây dựng sẽ liên quan đến stablecoin, tiền điện tử và các lĩnh vực khác trong phạm vi của chúng tôi.”
Ngân hàng Trung tâm sáng tạo Thanh toán Bù trừ Quốc tế sở hữu danh sách dài các trung tâm nghiên cứu và đổi mới ở nhiều quốc gia có nền kinh tế năng động như Singapore, Thụy Sĩ, Hồng Kong. Đầu năm nay, trung tâm nghiên cứu đổi mới ở Hồng Kong đã thực hiện công trình nghiên cứu đồng tiền kỹ thuật số ngân hàng trunng ương CBDC và nhận thấy rằng tiền kỹ thuật số và công nghệ sổ cái phân tán (distributed ledger technology) có thể hỗ trợ thanh toán xuyên biên giới nhanh hơn và rẻ hơn.
Trong năm 2022, 22 tổ chức tài chính lớn trên thế giới như Goldman Sachs và HSBC sẽ thử nghiệm nền tảng đa CBDC này (hay còn được gọi là dự án mBridge) trên nhiều khu vực pháp lý.
Theo Agustín Carstens, tổng giám đốc tại BIS, cho biết trong sự kiện, “Trung tâm NYIC không phải là một cơ quan tư vấn mà là một phòng thí nghiệm. NYIC xây dựng chứng minh khái niệm (POC) và mô hình đầu tiên bằng cách sử dụng các công nghệ mới. Trung tâm tổ chức các sự kiện thi đua lập trình để tham gia với toàn bộ cộng đồng, tìm kiếm công nghệ và nguồn ý tưởng cho các dự án.”
Ông Carstens cho biết BIS có kế hoạch mở thêm nhiều trung tâm ở Canada và các nước khu vực châu Âu.