Người tiêu dùng ảnh hưởng gì sau khi FED tăng lãi suất lên 25 điểm cơ bản?

Ảnh hưởng bởi lãi suất, nhiều hộ gia đình sẽ phải đối mặt với sự thay đổi trong kế hoạch chi tiêu hàng tháng.

FED chính thức tăng lãi suất sau 3 năm “im ắng”, người tiêu dùng đối mặt với thách thức vay vốn mua nhà và chi tiêu tín dụng.

Lãi suất tăng, người tiêu dùng “đau đầu”

Mọi dự đoán đã trở thành hiện thực khi FED chính thức tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản (0,25% -0,5%). Đây là lần tăng lãi suất đầu tiên kể từ tháng 12/2018. Chủ tịch Jerome Powell nói rằng sẽ hành động một cách “cẩn trọng” tuy nhiên sẵn sàng mạnh tay tăng lãi suất lần kế tiếp nếu tình trạng lạm phát không hạ nhiệt.

FED ám chỉ nhiều động thái báo hiệu rằng dự kiến trong năm 2022 Mỹ sẽ có 6 đợt tăng lãi suất, 2023 là 3 đợt để kiềm chế lạm phát.  

Ảnh hưởng bởi lãi suất, nhiều hộ gia đình sẽ phải đối mặt với sự thay đổi trong kế hoạch chi tiêu hàng tháng.

Người tiêu dùng chịu ảnh hưởng sau khi FED tăng lãi suất ngắn hạn.

FOMC (Ủy ban Thị trường mở liên bang Mỹ) tăng lãi suất để hạn chế tình trạng vay tiêu dùng quá mức, hạ nhiệt lạm phát.

Lãi suất cho vay thế chấp cố định sẽ tăng cao hơn khi FED nâng chi phí vay ngắn hạn. Hiện tại, lãi suất thế chấp ở Mỹ tăng lên gần 4% – mức cao nhất kể từ tháng 5/2019.

Lãi suất thế chấp cố định 30 năm dự kiến vượt mốc 4%.

Bởi vậy, tăng lãi suất đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ khó khăn trong trong việc vay thế chấp để sử dụng tín dụng, mua nhà, mua ô tô,…. Bảng kế toán chi tiêu hàng tháng của các hộ gia đình sẽ “phình to” do các khoản nợ tăng giá trị.

Chuyên gia bất động sản Domonic Purviance nhấn mạnh rằng chi phí vay thế chấp tăng cao sẽ khiến thị trường bất động sản biến động khi nhu cầu mua nhà của người dân giảm.

Trong thời gian tới, giá nhà có thể tăng ít nhưng vẫn tiềm ẩn lo lắng nguy cơ bong bóng bất động sản bởi giá nhà sẽ không có dấu hiệu giảm.

Bài toán tiết kiệm và dòng chảy tín dụng

Việc FED mạnh tay tăng lãi suất có thể khiến lãi suất tiền gửi cao hơn có lợi cho các khoản tiền tiết kiệm. Tuy nhiên, sẽ mất 1 khoảng thời gian để các ngân hàng điều chỉnh lãi suất tiết kiệm, đặc biệt là đồng USD.

Đối với các khoản tiết kiệm online thường có lãi suất cao hơn so với các khoản tiết kiệm gửi tại quầy giao dịch.

Lần điều chỉnh lãi suất tăng 25 điểm cơ bản lên phạm vi 0,25-0,5% đã giáng 1 đòn mạnh vào túi tiền của người tiêu dùng. Các đối tượng đang vay tiền ngân hàng đối mặt với bài toán lãi suất thay đổi.

FED dự báo tăng trưởng của nền kinh tế trong năm 2022 sẽ đạt 2,8%, tỷ lệ lạm phát cuối năm nay có thể ở mức 4,3% (con số lý tưởng của FED là 2%). Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng đã hạ dự báo tăng trưởng GDP Mỹ trong năm 2022 xuống mức + 1,75% thay vì + 2,0%.

Các nhà kinh tế hy vọng chỉ số thu nhập của Mỹ sẽ thay đổi trong khi FED đã vào cuộc tham chiến chống lại lạm phát.

Với quyết định tăng lãi suất, FED cũng phải đối mặt với những rủi ro đối với nền tài chính dài hạn ở Mỹ. Việc duy trì ổn định thị trường sau khi tăng lãi suất nếu sai sót có thể giết chết triển vọng tăng trưởng vĩ mô, khiến kinh tế toàn ngành “đứng im”.

Nước Mỹ kỳ vọng FED có thể đưa nền kinh tế đứng đầu thế giới hạ cánh an toàn.

FED quyết định tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát leo thang.

Chủ tịch Jerome H.Powell trả lời chất vấn: “Chúng tôi kỳ vọng đưa nền kinh tế Mỹ đạt ngưỡng đồng bộ về mặt cung và cầu, có thể mọi người sẽ giảm bớt chi tiêu so với trước đó”.

Ngân hàng Trung ương muốn thành công cần phải hành động trước khi lạm phát gia tăng. “Tôi nghĩ rằng, nhiều khả năng, chúng ta có thể đạt được Soft Landing – điều mà chúng ta mong muốn”, ông Powell nhấn mạnh.

Zoe (Nguồn Reuters)

Exit mobile version