Kinh tế thế giới sẽ hỗn loạn thế nào khi FED tăng lãi suất?

Với mức tăng lãi suất 25 điểm cơ bản, FED cũng lo lắng nhiều rủi ro đối với nền tài chính dài hạn ở Mỹ.

Lạm phát leo thang, FED căng thẳng với cuộc họp kéo dài 2 ngày liên tiếp, mọi sự chú ý đổ dồn vào Chủ tịch Jerome H. Powell về quyết định có hay không tăng lãi suất cơ bản.

FED có tăng lãi suất?

Chuyên gia kinh tế Jason Furman thuộc đại học Harvard đã đề cập đến những dự báo tài chính bên thềm cuộc họp FED diễn ra trong 2 ngày 15-16/3/2022.

“Giả sử mọi quyết sách đều hiệu quả thì cũng không có gì dám khẳng định đây sẽ là kết quả cuối cùng. Điều gì sẽ xảy ra khi lạm phát tiếp tục tăng trưởng?”, Jason Furman nói về dự đoán FED sẽ tăng hay giảm lãi suất kỳ vọng 25 điểm cơ bản (0,25%).

Chứng khoán Mỹ tăng vọt kết thúc 3 ngày liên tiếp trượt giá vì giá dầu giảm. Giới đầu tư dịu bớt nỗi lo khủng hoảng năng lượng, hướng mắt về cuộc họp của FED.

Với mức tăng lãi suất 25 điểm cơ bản, FED cũng lo lắng nhiều rủi ro đối với nền tài chính dài hạn ở Mỹ. Việc tăng lãi suất nếu sai sót có thể giết chết triển vọng tăng trưởng vĩ mô, khiến kinh tế toàn ngành “đứng im”.

Bài toán giảm điểm lạm phát, tăng lãi suất vay đối với doanh nghiệp, hạ nhiệt cả hàng hóa mà vẫn có thể cân bằng lượng cung – cầu giao dịch trên thị trường không phải là chuyện 1 sớm 1 chiều.

Liệu Mỹ có sớm được “tiêm thuốc” để chữa lành cơn đau dai dẳng hiện tại hay không?

Nền kinh tế Mỹ chờ đợi động thái tích cực từ FED – có hay không tăng lãi suất cơ bản.

Kinh tế thế giới hỗn loạn?

Nhiều chuyên gia cho rằng kể cả khi FED tăng lãi suất thì chuỗi sản xuất về cơ bản không chịu ảnh hưởng nặng nề. Một bộ phận khác phản đối và đưa ra viễn cảnh nền kinh tế toàn cầu thậm chí còn hỗn loạn hơn gấp nhiều lần thời kỳ hậu Covid-19 khi FED tiến hành tăng lãi suất.

Chuyên gia kinh tế trưởng Matthew Luzzetti thuộc Deutsche Financial cho biết, giá nhà đã tăng quá nhanh, tiền lương lao động về cơ bản ổn định, song FED cần can thiệp trước khi gia tốc lạm phát có thể tiến sâu vào nền kinh tế Mỹ.  

Lạm phát căng thẳng, giá vận chuyển biến động, nguồn cung hạn chế và thiếu hụt, muốn duy trì nhu cầu như trước kia, người tiêu dùng phải bỏ thêm một khoản tiền lớn hơn có thể khiến bảng cân đối chi tiêu bị “phình to”.

Bài toán thu nhập Mỹ sẽ được giải thế nào?

Lạm phát đình trệ buộc các nhà chính sách phải vào cuộc để xử lý ngăn chặn.

Thế giới gượng dậy từ sau đại dịch Covid-19 chưa đến mức kỳ vọng thì lại đối mặt với chiến tranh Nga-Ukraine làm ảnh hưởng trầm trọng đến nền tài chính toàn cầu.

Chỉ số lạm phát trong tháng 2 tại Mỹ cao nhất lịch sử 40 năm phát triển – 7,9%. Số liệu của Bộ Lao động Mỹ gióng lên hồi chuông cảnh báo mức chi tiêu tiêu dùng đã khiến chỉ số lạm phát có dấu hiệu leo thang trầm trọng.

Giá năng lượng cao tăng vọt, từng có thời điểm dầu thô phá ngưỡng 130 USD/thùng dầu; các tổ chức tài chính tự dự báo triển vọng doanh thu sẽ giảm bởi đã rút chân tại thị trường Nga.

Cập nhật thời điểm 12h25 phút ngày 16/3/2022 (giờ VN), giá dầu giảm 30% chỉ trong vòng 1 tuần.

Cụ thể, giá dầu thô WTI giảm 6,57 USD hiện đang giao dịch ở mức 99,91 USD/thùng, dầu Brent giao sau giảm mạnh 6,99 USD (tương đương 6,5%) xuống 99,91 USD/thùng. 

Điều may mắn, thu nhập và việc làm của người dân hiện vẫn được “an toàn”. Trong động thái liên quan, Goldman Sachs nhanh chóng hạ dự báo tăng trưởng GDP Mỹ trong năm 2022 xuống mức + 1,75% thay vì + 2,0%.

Zoe (Nguồn NYTimes)

Exit mobile version