FED tăng tốc ghìm cương lạm phát và nỗi sợ suy thoái len lỏi trong phố Wall

Khi thước đo của FED gặp vấn đề

FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất hay tạm nghỉ để có cái nhìn tổng thể hơn về nền kinh tế Mỹ trong cơn bão lạm phát?

IMF cảnh báo nguy cơ lỗ thủng 4 nghìn tỷ USD trong triển vọng kinh tế thế giới

Khi thước đo của FED gặp vấn đề

2% – con số lạm phát yêu thích của FED (Cục Dự trữ liên bang) là điều khó có thể đạt được trong 1 vài năm tới.

Trong diễn biến mới nhất, 14/10/2022, chỉ số CPI Mỹ tăng mạnh hơn so với dự báo ở mức 8,2%, PPI 8,3% dao động gần mức đỉnh 40 năm.

Loại trừ giá thực phẩm và năng lượng, CPI lõi tăng 0.6% so với tháng trước, cao hơn ước tính tăng 0.4% của Dow Jones. So với cùng kỳ, lạm phát lõi tăng 6,6%, mức cao nhất trong 40 năm.

Trước bối cảnh như hiện tại, nhiều khả năng FED sẽ đưa ra quyết định tăng tiếp lãi suất cho vay cuối cùng, nâng lãi suất lên 4,75% -5% vào đầu năm 2023, thậm chí con số này còn lớn hơn. Đây là quan điểm có thể sẽ đạt được nếu áp lực giá không giảm như kỳ vọng.

Các nhà đầu tư phố Wall đặt cược vào ván bài mới của FED, dự đoán rằng con số 5% thực sự lý tưởng để có thể khiến lạm phát thoái lui.

Trong năm 2022, FED hành động quyết liệt hơn bao giờ hết kể từ năm 1980 đến nay. Tình hình lạm phát chưa bao giờ khiến giới chức trách Mỹ khó xử như hiện tại, cuộc sống hàng ngày của người dân Mỹ thay đổi đến mức lạ lẫm, đặt biệt ở nhóm lao động có thu nhập thấp.

Giám đốc điều hành JPMorgan cảnh báo lạm phát leo thang có thể đẩy lãi suất của của Mỹ lên trên 4,5%, ai có thể tiên đoán được kịch bản mới trong tháng 11 tới đây?

Cơ hội để nước Mỹ vượt qua cơn sóng thần suy thoái do những cơn địa chấn tăng lãi suất hiện đang khá mong manh, nhất là khi áp lực giá cả thị trường trở thành một mối lo lớn trong chuỗi sản xuất hàng hóa. Thị trường lao động siết chặt tiền lương, các khoản vay tiêu dùng trở thành nỗi sợ của các hộ gia đình, đặc biệt với các gia đình đanh gánh nợ mua nhà và xe.

Chuyên gia kinh tế Aneta Markowska đến từ Jefferies nói rằng tình trạng thiếu lao động và nhà ở sẽ được đặt ở “mức sàn” với điều kiện tỷ lệ lạm phát cơ bản ở mức 4%. Nhưng để làm được điều đó, nền kinh tế sẽ cần phải đối mặt với nhiều thứ và đó là lý do tại sao sự suy thoái xảy ra là điều khó tránh được.

Quan điểm chủ đạo của FED là tiếp tục mạnh tay cho đến khi nào lạm phát thoái trào, đồng USD càng phát huy được sức mạnh thì tình hình sẽ tốt trở lại. Nhiều nhà hoạch định cho rằng mức lãi suất cho vay đến cuối năm 2022 cần phải cao hơn nữa, thậm chí cao hơn so với các thị trường đang định giá.

Quan điểm trái chiều

Quả là một sự rủi ro lớn khi đặt lên bàn cân giữa một bên là kiềm chân lạm phát với một bên là giữ kinh tế toàn ngành tăng trưởng ổn định.

Theo chân FED, trên thế giới, hầu hết các ngân hàng trung ương đều mạnh tay tăng lãi suất, chính thức chấm dứt thời kỳ “cheap money” trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Khi nền tài chính trở về đúng với cung đường mà nó đi, có thể sẽ gây ra những vết thương với người tiêu dùng, nhưng đó lại là cách tốt nhất để có thể tăng trưởng.

Điều đáng buồn là thị trường tài chính rủi ro phản ứng khá tiêu cực, phố Wall giảm điểm do các nhà đầu tư lo ngại về nhịp đi chậm sẽ khiến tài sản không được đảm bảo.

Nhìn lại một chút, trong thời gian qua, lãi suất thấp nhằm kích thích nền kinh tế phát triển do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 đã kìm hãm nhu cầu trái phiếu chính phủ, đẩy nhà đầu tư tới các tài sản rủi ro (cổ phiếu, tiền điện tử). Thị trường vốn đang quen với thời kỳ “cheap money” kéo dài.

Sau khi FED tăng lãi suất, đặt dấu chấm hết cho giai đoạn đó, thị trường phản ứng khá mạnh. Việc tăng lãi suất cho vay đồng nghĩa với việc thị trường chứng khoán buộc phải cạnh tranh với trái phiếu chính phủ.

Bất chấp nhiều lo ngại, nhiều quan điểm đối nghịch bảo vệ lập trường “chậm mà chắc” nghĩa là việc tăng lãi suất không nên được tiến hành dồn dập, ý định đẩy tỷ giá USD không nên quá nhanh bởi nó sẽ làm mờ triển vọng sức mua tiêu dùng của người Mỹ.

Sẽ ra sao khi nguồn cung dư thừa bởi nhu cầu mua không còn? Họ lo ngại FED “đi xa quá” buộc phải thay đổi bằng cách đi chậm lại để ngăn không cho một cơn khủng hoảng đúng nghĩa xảy ra.

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version