FTX chưa giao nộp bản kê khai tài sản vì chưa thống kế được hết nguồn tiền rải rác dưới thời Sam Bankman quản lý.
Anh trai cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson tháo chạy khỏi Binance
FTX có nguồn tiền rải rác 1 tỷ USD?
Việc hoàn tất hồ sơ phá sản trở nên khó khăn bởi hồ sơ tài chính và báo cáo nguồn tiền chưa rõ ràng. Ban Giám đốc của FTX đang nỗ lực nhất có thể, cố gắng lấy lại hàng trăm triệu USD từ hàng trăm tài khoản ngân hàng để tìm cách xử lý hậu quả sau tuyên bố phá sản.
Trong phiên điều trần ngày 11/11, Ban giám đốc mới đã nói rằng họ đã xác minh được các khoản tiền rải rác ước tính lên tới 1,2 tỷ USD.
Cụ thể, công ty có khoảng 720 triệu USD tiền mặt được lưu trữ trong các ngân hàng tài chính Mỹ được bộ tư pháp ủy quyền lưu giữ. Gần 500 triệu USD khác được giữ bởi các cơ quan khác của Mỹ ủy quyền.
Tân Giám đốc tài chính FTX – Mary Cilia cho biết: “Chúng tôi đang liên hệ với tất cả các ngân hàng và thay đổi danh sách những cá nhân đứng tên tài khoản để chúng tôi được cấp quyền truy cập, chuyển tiền tới các tổ chức được ủy quyền”.
Cilia cho biết, khoảng 130 triệu USD hiện ở Nhật Bản, 6 triệu USD được dành để trả lương nhân viên và một khoản tiền lớn trong số 423 triệu USD rải rác ở tổ chức ngầm tại Mỹ.
Giám đốc cố vấn tài chính Steve Coverick tiết lộ rằng FTX sẽ tiếp tục xác minh các tài sản rải rác trên thế giới và chuyển chúng vào ví lạnh (dù chưa rõ tổng giá trị), sử dụng dịch vụ lưu ký để giám sát và lưu trữ.
Dưới trướng Sam Bankman Fried, hồ sơ tài chính và kế toán được cho là rối tung bởi sự quản lý yếu kém.
Hiện FTX vẫn chưa nộp được bản kê khai tài sản để hoàn tất hồ sơ phá sản theo điều luật liên bang, ước tính đến tháng 4, mọi chuyện mới có thể hoàn tất. Hiện số lượng nhân viên trên toàn thế giới của FTX ước tính khoảng 200 nhân sự, phía công ty sẽ thống kê lại số tiền đã bị người dùng rút đi trong “cú bankrun” một vài ngày trước khi FTX sụp đổ.
Uỷ ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC)vẫn đang tiến hành điều tra về việc sàn FTX sử dụng tiền vốn của khách hàng, cũng như các hoạt động cho vay liên quan đến tiền điện tử của sàn này. Ngoài ra, FTX cũng bị Bộ Tư pháp Mỹ và Uỷ ban Giao dịch hàng hoá tương lai Mỹ (CFTC) điều tra.
Cựu CEO FTX SBF sẽ không được bảo lãnh và buộc bị dẫn độ về Mỹ cùng các cáo buộc nghiêm trọng như: Gian lận ngân hàng, âm mưu gian lận ngân hàng, gian lận chứng khoán, âm mưu gian lận chứng khoán, lừa đảo nhà đầu tư, rửa tiền và vi phạm tài chính chiến dịch bầu cử của Mỹ.
Được biết, trong thời gian tới, SBF sẽ trở lại nhà tù Fox Hill ở Bahamas.
Vụ phá sản của FTX cũng là một sự đảo ngược gây sửng sốt trong vận may của SBF.
Nhà sáng lập 30 tuổi đã mở FTX vào năm 2019 và đưa sàn này trở thành một trong những sàn tiền ảo lớn nhất thế giới với định giá 32 tỷ USD. Bản thân SBF đã có lúc là chủ nhân của khối tài sản ròng lên tới gần 17 tỷ USD.
Việc FTX vỡ thanh khoản được so sánh với sự đổ vỡ của nhiều doanh nghiệp lớn trước đây trên thế giới.
Sau khi FTX phá sản, các sàn giao dịch tiền ảo khác ra sức trấn an khách hàng rằng tiền của họ được bảo vệ. Binance, Coinbase cùng các sàn nhỏ hơn như Crypto.com, OKX và Derebit đều cam kết đưa ra bằng chứng rằng họ có đủ dự trữ để đáp ứng các nghĩa vụ nợ đối với khách hàng.
Nguồn CoinDesk
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.