IATA dự báo ngành hàng không toàn cầu tiếp tục sẽ lỗ hơn 200 tỷ USD vào cuối năm 2022
Tại cuộc họp thường niên tổ chức tại Boston, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đã đưa ra con số thâm hụt tài chính thêm 11,6 tỷ USD vào năm 2022. Tổng thiệt hại ròng lên tới 201 tỷ USD trong thời kỳ đại dịch đã thổi bay thành quả 9 năm của toàn ngành, dựa trên số liệu của IATA .
Sau cú đấm thép của dịch Covid-19, tình hình du lịch trong nước và khu vực dần phục hồi, tuy nhiên các chuyến bay quốc tế vẫn bị hạn chế, điều này ảnh hưởng không nhỏ đối với hãng vận tải hàng không. Việc đi lại, di chuyển chưa được nới lỏng sẽ là 1 bài toán khó thách thức những người làm quản lý.
Mỹ đã sẵn sàng mở cửa biên giới cho những chuyến bay dài đi qua Đại Tây Dương vào cuối năm, tuy nhiên đường bay kết nối châu Á, Bắc Mỹ và châu Âu vẫn chưa được cấp quản lý bật “đèn xanh”.
Tổng giám đốc IATA – ông Willie Walsh nói: “Mức độ của cuộc khủng hoảng Covid-19 đối với các hãng hàng không thực sự rất lớn. Nhu cầu bay nội địa được kỳ vọng sẽ dẫn dắt ngành hàng không. Nhưng hành khách quốc tế vẫn đang bị cản trở bởi nhiều rào cản trong bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn đang phức tạp”.
Để hỗ trợ ngành hàng không phục hồi sau cơn bạo bệnh, ông Willie Walsh kêu gọi chính phủ dần nới lỏng các quy định về đi lại và cho phép công dân có hộ chiếu vaccine di chuyển giữa các quốc gia.
IATA ước tính tổng lượt hành khách dự kiến sẽ tăng từ 2,3 tỷ lượt người trong năm 2021 lên 3,4 tỷ lượt vào năm 2022. Tuy nhiên, để đạt được mốc 4,5 tỷ lượt như thời điểm cuối năm 2019, ngành hàng không toàn cầu phải chờ thời gian sớm nhất đến năm 2024.
IATA dự tính hệ số tải hành khách trung bình dự kiến khoảng 67% trong năm nay. Con số này sẽ tăng lên 75% vào năm 2022 – vẫn thấp hơn so với con số kỷ lục 83% được thiết lập vào năm 2019.
Điểm sáng thuộc về các chuyến bay vận chuyển hàng hóa. Các nhà cung cấp tái hoạt động cùng nhu cầu mua sắm trực tuyến của người dân sôi động trở lại, dự kiến con số thu về sẽ cao hơn 8% so với mức năm 2019, tăng lên hơn 13% vào năm 2022.
IATA có 290 hãng hàng không thành viên, chiếm tới 82% hoạt động vận tải hàng không toàn cầu. Các thành viên của IATA không bao gồm một số hãng hàng không giá rẻ dự kiến sẽ có tốc phục hồi nhanh sau cuộc khủng hoảng.
“Cơn gió ngược” khiến ngành hàng không chịu thương tổn
Covid-19 là cơn ác mộng đối với ngành hàng không toàn cầu. Năm 2021 chứng kiến 1 mùa du lịch ảm đạm khi ngành hàng không chưa kịp vá vết thương lại thêm 1 lần tiếp tục hứng chịu tác động của biến thể Delta virus Corona.
Theo báo cáo của ICAO, khi làn sóng biến thể Delta tiếp tục càn quét nhiều nước trên thế giới, hy vọng mong manh của ngành hàng không bị dập tắt, 6 tháng đầu năm, sản lượng ghế cung ứng của ngành hàng không giảm 42-47%, sản lượng khách vận chuyển giảm 47-57%.
Khoản lỗ năm 2019 của toàn ngành đã được điều chỉnh từ 126 tỷ USD lên 138 tỷ USD, mức thiệt hại trong năm 2020 được dự đoán gần 52 tỷ USD, và có xu hướng tăng trong năm sau.
Tình hình báo động, các hàng hàng không thắt chặt kinh tế, các chuyến bay ngừng vô thời hạn trong khi số tiền chi cho bảo dưỡng, bến đỗ, nhân sự ngày 1 nhiều. Các khoản vay khổng lồ mua máy bay, thuê máy bay đến hạn thanh toán.
Đáng buồn hơn, nhân sự ngành bay rơi vào thảm cảnh thất nghiệp buộc phải dừng việc. Không hiếm câu chuyện cơ trưởng, cơ phó, tiếp viên trưởng xếp áo vào góc tủ để đi rửa bát thuê, bán đồ ăn, chạy Grab vận chuyển đồ ăn, đồ dùng. Ước mơ trở lại bầu trời chưa bao giờ mãnh liệt đến thế.
Hơn 20 hãng bay tuyên bố phá sản hoặc dừng hoạt động như: Philippines Airlines, Thai Airways (Thái Lan), Virgin Australia (Úc), AirAsia Japan (Nhật Bản), Norwegian Air (Na Uy), Cathay Dragon (Hong Kong)…
Để vượt qua được cơn khủng hoảng do tác động của đại dịch Covid-19, dự kiến các hãng hàng không cần 250 tỷ USD hỗ trợ từ chính phủ các nước và phải chờ đến năm 2024 để trở mình đứng vững.
Zoe Nguyen (Business Standard)