Giá dầu “ấm lên” đốt cháy tăng trưởng toàn cầu

Giá dầu “ấm lên” đốt cháy tăng trưởng toàn cầu

Giá dầu tăng bởi tình hình tài chính bị thắt chặt do chỉ số lạm phát tăng nóng.

Giá dầu “ấm” dần trong bối cảnh khó khăn

Phiên chiều hôm nay (20/6/2022) giá dầu tăng mạnh trước những biến động khôn lường của tình hình thương mại toàn cầu. Điều này khiến những lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu được quan tâm, cùng với đó là nhu cầu sử dụng nhiên liệu trong những tháng hè.

Cụ thể, giá dầu thô Brent giao sau tăng 42 cent, tương đương 0,4%, giao dịch ở mức 113,54 USD/ thùng. Giá dầu WTI hiện giao dịch ở mức 109,85 USD / thùng, tăng 29 cent, tương đương 0,3%.  

Hình ảnh các bồn chứa dầu thuộc đường ống dẫn dầu Transneft tại bến dầu thô Kozmino, Nga.

Trung bình trong tháng, đây cũng là mức giảm tỷ lệ phần trăm hằng ngày lớn nhất đối với Brent kể từ đầu tháng 5 và lớn nhất đối với WTI kể từ cuối tháng 3 năm nay.

Nguồn cung từ Nga đã bị lãng quên bởi 6 lệnh trừng phạt từ phương Tây treo lơ lửng trên thảm đài kinh tế nước này trước xung đột leo thang chưa dứt với Ukraine. Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga cho biết, nước này vẫn kỳ vọng xuất khẩu dầu sẽ tăng trong năm 2022 bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây và lệnh cấm vận của châu Âu.

Tuy nhiên, việc Mỹ giải phóng kho dầu dữ trữ đã giảm tải áp lực trước mắt, OPEC+ cũng sẽ hành động cụ thể để chống lại sự gián đoạn nguồn cung lâu dài.

Các nhà phân tích của ANZ nhận định: “Washington sẽ phải thay đổi tốc độ nếu không muốn nhìn thấy thực tại rằng lượng dự trữ dầu thô chiến lược của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 40 năm”.

Các sản phẩm dầu chế biến từ Trung Quốc đã giảm khiến nguồn cung toàn cầu bị thắt chặt.

Trong tháng 5, lượng xuất khẩu “vàng đen” của Trung Quốc đã giảm 46% so với một năm trước đó và xuất khẩu dầu diesel giảm 93%.

Nỗi lo thị trường toàn cầu

Tập đoàn dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co cho biết số lượng giàn khoan dầu khí của Mỹ tăng 7,740 trong tuần tính đến ngày 17/6. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 3/2020.

Thị trường cũng có dấu hiệu tích cực trong 2 ngày qua khi người mua dổ dồn vào các hợp đồng dầu thô, với kỳ vọng rằng các nhà cung cấp thế giới sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu.

Thị trường lo ngại về tình trạng suy thoái kinh tế sau khi FED mạnh tay tăng lãi suất cơ bản lên 75 điểm. Theo đó, Ngân hàng Anh và Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ cũng có động thái tích cực về sự điều chỉnh sau đó.   

Rạng sáng 20/6 (GMT+7), trong một bài phát biểu, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen hy vọng nền kinh tế Mỹ sẽ giảm tốc trong những tháng tới, điều đáng nói, sự suy thoái là điều không thể tránh khỏi.

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen

Bà Yellen nhắc lại quan điểm lạc quan của Tổng thống Biden khi đối mặt với cuộc chiến chống lạm phát.

Tổng thống lạc quan với chỉ số sức mạnh việc làm tại Mỹ khi tỷ lệ thất nghiệp giảm chỉ còn 3,6%. “Suy thoái là điều không thể tránh khỏi. Chúng ta không né tránh, chúng ta mạnh mẽ hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới trong cuộc chiến chống lại lạm phát”, ông chủ phòng Bầu Dục nhấn mạnh.

Nước Mỹ đang đối diện với cơn khủng hoảng niềm tin trước tương lai có thể trở thành ngòi nổ phá hủy mọi cấu trúc nội tại của Mỹ, để trấn an, Tổng thống cho hay ông muốn dành cho nước Mỹ sự kiên cường và dũng cảm hơn bao giờ hết.

“Phải tự tin, hãy tự tin, chúng ta đang ở trên vị thế tốt nhất mà không có bất kỳ quốc gia nào trên thế giới có được”.

Không đồng ý với đánh giá của Biden và Yellen, cựu Bộ trưởng Tài chính Larry Summers trả lời NBC rằng: “Chúng ta sẽ phải chứng kiến một cuộc suy thoái ngay trong nền kinh tế Mỹ – ít nhất vào cuối năm 2023”.

Exit mobile version