Giá dầu giảm mạnh, thị trường chứng khoán thăng hoa

Giá dầu giảm mạnh, chứng khoán đảo chiều tăng mạnh nhất kể từ tháng 6/2020

Giá dầu giảm mạnh, chứng khoán đảo chiều tăng hơn 3% đạt mức lớn nhất kể từ tháng 6/2020.

Giá dầu giảm mạnh, UAE vào cuộc?

Kể từ khi thế giới chứng kiến chiến sự leo thang giữa Nga và Ukraine, giá dầu tăng đột biến vượt mốc 130 USD/thùng, người tiêu dùng hoang mang tìm cách cắt giảm chi tiêu để thích ứng dần với cảnh giá xăng dầu tăng phi mã.

Thị trường thay đổi bất ngờ trước việc giá dầu giảm 12% (giá dầu thô Mỹ) – mức giảm cao nhất kể từ tháng 11/2021. Sự kiện này như một làn gió mát thổi vào tâm lý bức bối của người dân.

Cụ thể, dầu WTI giảm 15 USD, tương đương hơn 12% (108 USD/thùng), dầu Brent cũng giảm 16,8 USD, tương đương 13%, xuống còn 111,1 USD/thùng (trước đó là 139 USD/thùng).

Trong diễn biến liên quan, nếu OPEC+ yêu cầu, Iraq có thể gia tăng sản lượng cung ứng tránh gián đoạn nguồn cung, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngầm ám chỉ rằng UAE sẽ hỗ trợ OPEC+ gia tăng sản lượng dầu thô.

Thị trường biến động, các nhà đầu tư cầm chừng để theo dõi thêm thông tin mới từ phía Nga và Ukraine, qua đó dự đoán tình hình tăng trưởng kinh tế. Mức biến động hàng giờ có thể gây ra một sự xáo trộn lớn trong thị trường.

Giá dầu giảm, thị trường Mỹ chứng kiến nhiều thông tin tích cực.

Thị trường chứng khoán phản ứng

Thị trường chứng khoán phản ứng tích cực trong phiên ngày 10/3/2022.

Tỷ lệ nghịch với giá dầu, thị trường chứng khoán tăng điểm với mức lớn nhất trong gần 2 năm nay kể từ khi thông tin giá dầu giảm được tung ra góp phần gia giảm căng thẳng lo ngại lạm phát tài chính toàn cầu.

Sau 4 ngày “đỏ lửa”, S&P 500 đã tăng 2,6% (đây là mức tăng được ghi nhận lớn nhất kể từ tháng 6/2020), Dow Jones tăng 2% và Nasdaq tăng 3,6%.  

Thị trường châu Âu tích cực trở lại. DAX (Đức) tăng 7,9% và CAC 40 (Pháp) tăng 7,1%.

Các nhà đầu tư dự đoán trong tương lai một cuộc suy thoái tài chính có thể xảy ra khi Nga bị cô lập khỏi cuộc chơi tài chính ở mọi mặt từ du lịch, hàng không, tiêu dùng, năng lượng, xuất nhập khẩu,….Đặc biệt, Nga là đất nước cung ứng lượng lúa mì lớn trên thế giới, nỗi lo gián đoạn nguồn cung đang thường trực trên vai những người cầm quyền.

Keith Buchanan, Giám đốc quỹ Globalt Investments cho biết: “Chưa có một sự chắc chắn nào với thị trường, không loại trừ khả năng sẽ xảy ra một tình trạng tồi tệ”.

Đây chính là thời cơ để các “thợ săn” truy lùng cổ phiếu bởi lo ngại về nền kinh tế tăng trưởng chậm kéo tụt chỉ số phát triển chung của thế giới. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ “nhăm nhe” chờ thời với biên độ giao dịch nhỏ, các mã cổ phiếu mà họ đầu tư thuận theo cổ phiếu mà những “ông lớn” trong ngành theo đuổi.   

Thị trừng chứng khoán chứng kiến sự bi quan của các nhà đầu tư trước bối cảnh giá dầu tăng 45% trong năm 2022. Mỹ cấm xuất khẩu xăng dầu khí đốt từ Nga, lệnh cấm này đồng nghĩa với việc nguồn cung ứng năng lượng bị gián đoạn.

Không chỉ vậy, Anh cũng cho biết hạn chế mua dầu của Nga đồng thời lên kế hoạch dừng nhập khẩu vào cuối năm 2022. Liên minh EU đồng ý đưa ra các kế hoạch mục tiêu trong năm 2022 sẽ cắt giảm 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga, hướng đến mục tiêu “độc lập năng lượng” vào năm 2030.

Đáp trả lại Mỹ và EU, Tổng thống Vladimir Putin cũng ký sắc lệnh hạn chế và công bố danh sách các mặt hàng xuất nhập khẩu, nguyên liệu thô được chính phủ quy định kéo dài đến hết ngày 31/12. Nga sẽ tiếp tục cung cấp khí đốt cho các thị trường thế giới mặc dù đang đối mặt với sự cấm vận kinh tế mạnh nhất từ trước đến nay.

Các nhà chiến lược kinh doanh đã tính đến kịch bản tồi tệ nhất là khi giá dầu đạt đỉnh 300 USD/thùng.

Zoe (Lược dịch AP)

Exit mobile version