Khép lại tuần qua, giá dầu thế giới lao dốc mạnh, giảm gần 8%, còn dưới 80USD/thùng. Có thể thấy, những lo ngại về suy thoái đã gây sức ép lên các thị trường toàn cầu.
Giá dầu thế giới tuần qua
Chốt phiên cuối tuần, giá dầu ngọt nhẹ WTI giảm 4,75 USD (5,7%) xuống còn 78,74 USD/thùng.
Trong cả tuần, giá dầu này giảm 7,5%, do tâm lý phòng tránh rủi ro của Sau khi các ngân hàng trung ương, từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đến Ngân hàng trung ương Anh tiến hành tăng mạnh lãi suất trong tuần nhằm đẩy lùi lạm phát đã khiến các nhà giao dịch nảy sinh tâm lý phòng tránh rủi ro.
Vì thế, trong cả tuần, giá dầu ngọt nhẹ đã giảm tới 7,5%. Trong khi đó, giá dầu Brent cũng giảm 5,7%. Đây là mức giảm trong tuần mạnh nhất tính từ cuối tháng Tám.
Trước đó, trong phiên 22/9, giá dầu thế giới tăng gần 1% do thị trường lo ngại về nguồn cung của Nga và nhu cầu của Trung Quốc phục hồi. Giá dầu Brent ở mức 90,46 USD/thùng (tăng 63 xu Mỹ, tương đương 0,7%. Giá dầu WTI ở mức 83,49 USD/thùng (tăng 55 xu Mỹ).
Còn ở phiên ngày 21/9, giá dầu thế giới giảm bởi sức ép từ quyết định lãi suất của Fed cùng với việc dự trữ dầu thô của Mỹ tăng. Chốt phiên, giá dầu WTI ở mức 82,94 USD/thùng, giảm 1 USD (tương đương 1,2%). Giá dầu Brent giảm 79 xu Mỹ (tương đương 0,9%) còn 89,83 USD/thùng.
Giá dầu thế giới trong phiên 20/9 đi xuống, trong bối cảnh đồng USD lên giá cùng với đồn đoán về các đợt tăng lãi suất của ngân hàng trung ương Mỹ nhằm kiểm soát lạm phát. Giá dầu Brent chốt phiên giảm 1,38 USD (1,5%) còn 90,62 USD/thùng, còn giá dầu WTI còn 83,94 USD/thùng (giảm 1,42 USD).
Phiên giao dịch ngày 19/9 đầy biến động do nỗi sợ triển vọng nguồn cung thắt chặt đã vượt qua lo ngại về nhu cầu dầu toàn cầu. Tuy nhiên, giá dầu thế giới tăng nhẹ. Cụ thể, giá dầu Brent tăng lên 92 USD/thùng, tăng 65 xu Mỹ (tương đương 0,7%). Giá dầu WTI tăng lên 85,73 USD/thùng, tức tăng 62 xu Mỹ (tương đương 0,7%).
Nhận định của chuyên gia
Craig Erlam – nhà phân tích của nền tảng giao dịch trực tuyến OANDA (Mỹ) nhận định, các ngân hàng trung ương đang chấp nhận việc suy thoái kinh tế chính là cái giá để kiểm soát lạm phát, thứ có thể khiến nhu cầu trong năm tới giảm.
Động thái này diễn ra dù rằng thị trường vẫn đang thắt chặt về nguồn cung. Cùng với đó, tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu liên minh (OPEC+) sẵn sàng cắt giảm sản lượng dầu ở mức mạnh hơn.
Theo ông Erlam, nguồn cung có thể gặp rủi ro khi mà Mỹ và Iran chưa tiến gần hơn đến thỏa thuận hạt nhân, cùng với đó là động thái mới của Nga liên quan tới xung đột tại Ukraine.
Hồi cuối tuần, Liên minh châu Âu đã thúc đẩy kế hoạch áp trần giá lên dầu mỏ của Nga. Mục đích của hành động này là nhằm làm suy yếu khả năng huy động nguồn lực của Nga cho chiến dịch tại Ukraine.
Timipre Marlin Sylva – Bộ trưởng Dầu mỏ Nigeria, người đại diện cho OPEC+ đã đề cập tới việc cắt giảm sản lượng toàn cầu trong trường hợp giá giá dầu tiếp tục giảm.