Giá xăng có thể hạ nhiệt 1.000 đồng/lít

Giá xăng dầu trong nước có thể giảm nhưng với mức giảm không lớn.

Trong phiên giảm giá vào ngày 1/8, giá xăng có thể giảm tối đa 1.000 VNĐ/lít.  

Giá xăng trong nước hạ nhiệt

Trong ngày 1/8 tới đây, giá xăng dầu có thể hạ nhiệt vào kỳ điều chỉnh mới nhất do tình hình khách quan từ thế giới. Trong bối cảnh giá xăng thế giới tăng mạnh, giá xăng dầu trong nước có thể giảm nhưng với mức giảm không lớn.

Cụ thể trong ngày 31/7/2022, giá bán lẻ xăng ghi nhận:

Xăng E5 RON 92 được giao dịch ở mức 25.073 đồng/lít; xăng RON 95 26.070 đồng/lít; dầu diesel 24.858 đồng/lít; dầu hỏa 25.246 đồng/lít và dầu mazut 16.548 đồng/kg.

Các chuyên gia dự báo vào ngày mai, xăng RON 92 đi ngang, dầu diesel giảm khoảng 500-600 đồng/lít.

Trong kỳ điều chỉnh mới đây chu kỳ 10 ngày, cơ quan quản lý tiếp tục không chi quỹ BOG với tất cả mặt hàng xăng, dầu để giữ cho mặt hàng này có giá trị ổn định nhất phù hợp với người dân.

Giá xăng là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động vận tải, sản xuất, vận chuyển, tiêu dùng,….

Trong bối cảnh tình hình leo thang trên thế giới, nhà nước có thể tạm dừng một vài loại thuế đặc biệt đối với xăng dầu nhằm giúp các doanh nghiệp bớt khó khăn đồng thời giúp nền kinh tế hồi phục.

Hiện tại, mỗi lít xăng dầu hiện nay đang phải chịu 38% thuế và các loại phí. Trước mắt, mong muốn giá xăng dầu trong nước hạ nhiệt thì giảm thuế, phí được coi là giải pháp quan trọng. Đặc biệt, giảm mức thuế bảo vệ môi trường là việc cần làm ngay, vì có tính thực tiễn cao.

FED tăng lãi suất, tương lai kinh tế Mỹ

Sau khi FED tăng lãi suất lên 75 điểm cơ bản vào ngày 28/7, giá xăng dầu thế giới phản ứng mạnh mẽ.

Cú leo dốc gần 3 USD đối với dầu Brent và WTI, tình hình thiếu hụt nguồn cung năng lượng càng được quan tâm.

Mỹ đang bước vào giai đoạn khó khăn nhất trong 4 thập kỷ khi số liệu tăng trưởng GDP toàn ngành giảm 0,9% trong khi quý I đã ghi nhận mức giảm 1,6%. Nền kinh tế Mỹ chứng khiến tăng trưởng âm liên tiếp từ tháng 4 đến tháng 6, điều này làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái cận kề.

Báo cáo tăng trưởng trong quý I đã nói lên thực trạng toàn nền kinh tế. Tốc độ chi tiêu của người dân giảm sút, hàng tồn kho giảm do doanh nghiệp chậm cung ứng hàng hóa.

Theo ViMoney, sau khi tăng lãi suất nhằm hạ nhiệt lạm phát, FED vẫn hy vọng đạt được một “soft landing” vốn là mục tiêu rất khó khăn trong thời điểm hiện tại: Câu hỏi làm cách nào để chặn đà lạm phát mà không ảnh hưởng đến kinh tế toàn ngành là một thách thức.

Exit mobile version