Ảnh hưởng bởi xung đột Nga – Ukraine, giá xăng tại Mỹ tăng mạnh nhất kể từ năm 2008 khiến người dân hoang mang lo lắng.
Giá xăng Mỹ tăng 11%
Ghi nhận vào sáng ngày 7/3, giá xăng tại Mỹ lập đỉnh tăng cao nhất kể từ năm 2008 với mức tăng 11%.
Loại xăng thông thường tại Mỹ hiện đang giao ở mức 4.009 USD/gallon (trước là 3.604 USD/gallon). Điều đáng lo ngại, chỉ sau 1 năm, giá xăng tại Mỹ tăng 45% từ 2.760 USD/gallon để đạt đến mức giá “giật mình” ở thời điểm hiện tại.
Các lệnh trừng phạt kinh tế nhắm vào Nga sau cuộc chiến Nga- Ukraine đã khiến hoạt động xuất khẩu năng lượng ở Nga bị đình chỉ. Đó cũng là nguyên nhân chính khiến giá xăng dầu trên thế giới tăng mạnh đột biến.
Giá dầu Brent đã cao hơn 9,95 USD, hiện giao dịch ở mức 128,06 USD, dầu thô Mỹ tăng 8,35 USD lên 124,03 USD/thùng.
Nhà cung cấp xăng GasBuddy cho biết giá xăng trung bình của Mỹ tăng gần 41 cent/gallon chỉ kém 10 cent so với mức kỷ lục mọi thời đại vào tháng 7/2008 4.103 USD/gallon.
Giá dầu tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2008 bởi cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine không đi đến kết quả, đồng minh châu Âu và Mỹ tính toán các bước đi để cấm vận việc nhập khẩu dầu từ Nga như 1 phần trong lệnh trừng phạt tài chính.
Có vẻ như cuộc đàm phán thỏa thuận hạt nhân với Iran vào ngày 6/3 gặp nhiều trở ngại.
Nga yêu cầu Mỹ tách biệt rõ ràng lệnh trừng phạt Nga sẽ không làm ảnh hưởng đến hoạt động thương mại giữa Nga với Tehran. Đáp lại yêu cầu của Nga, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhấn mạnh các lệnh trừng phạt đối với Nga không liên quan đến thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Ở phía Iran, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran – ông Javad Oji lên tiếng: “Ngay khi đàm phán hạt nhân ở Vienna kết thúc, chúng tôi có thể đạt công suất tối đa. Tuy nhiên, kết quả phải chờ vào cuộc đàm phán hạt nhân”.
Đồng thời, Bộ trưởng Javad Oji đề nghị các nước tiêu thụ dầu trên thế giới nhanh chóng tháo bỏ các lệnh trừng phạt Mỹ đối với Iran. Thị trường dầu mỏ toàn cầu rất cần đến Iran hiện tại để có thể duy trì sự cân bằng và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.
Trong diễn biến liên quan, Nga đã mất trắng 5 triệu thùng dầu, giá dầu thế giới có thể chạm ngưỡng 200 USD/thùng. Hệ quả của vấn đề này rõ nhất là khủng hoảng năng lượng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu tụt lùi – đó chính là nỗi lo chung đè nặng lên vai những nhà cầm quyền.
Zoe (Nguồn Reuters)