Ngay từ tháng đầu năm 2022, thị trường trái phiếu chính phủ đã giao dịch đầy sôi động với những chỉ số tươi mới so với năm 2021.
Giao dịch trái phiếu chính phủ tháng 1 khởi sắc
Trong tháng 1, trên thị trường sơ cấp đã có 14 đợt đấu thầu trái phiếu chính phủ được tổ chức tại HNX. 23.082 tỷ đồng trái phiếu. Kho bạc Nhà nước đã huy động được 23.082 tỷ đồng trái phiếu thông qua những đợt đấu thầu này. Trong đó, trái phiếu kỳ hạn 10 năm đạt 46%, chiếm tỉ trọng phát hành lớn nhất, tương ứng với khối lượng phát hành 10.627 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với tháng trước, số trái phiếu huy động được giảm 23,6%.
HNX thông tin, trong tháng 1, lãi suất huy động trái phiếu chính phủ của Kho bạc Nhà nước tăng tại kỳ hạn 15 năm và giữ nguyên tại các kỳ hạn 10, 20 và 30 năm so với cuối tháng 12/2021.
Thị trường trái phiếu chính phủ tại HNX tính đến hết ngày 31/1 trên thị trường giao dịch thứ cấp có tổng dư nợ đạt 1,52 triệu tỷ đồng, so với cuối năm 2021 tăng 0,66%. Tổng giá trị giao dịch trái phiếu chính phủ tháng 1 đạt 254.543 tỷ đồng, trong khi đó giá trị giao dịch bình quân của phiên tăng 19,19% so với năm 2021, đạt 13.397 tỷ đồng/phiên.
39,66% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường là giá trị giao dịch Repo. Trong tháng 1, tỷ trọng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài chiếm 1,67% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, giá trị bán ròng 1.245 tỷ đồng.
Những dự báo về trái phiếu chính phủ năm 2022
Thị trường trái phiếu chính phủ năm 2021 ghi nhận, chiếm ưu thế tiếp tục là xu hướng giảm của lợi suất. Trong xu hướng giảm chung, đan xen xuất hiện những nhịp tăng nhẹ hoặc đi ngang ngắn hạn. So với năm 2020 thanh khoản cũng giảm nhẹ.
Trước đó, trong một bài viết vào giữa tháng 1, trên báo Lao Động, VCBS Research dự báo sang năm 2022, khối lượng phát hành trái phiếu sẽ không đổi so với năm trước, tình trạng mất cân đối cung – cầu cũng không xảy ra. Kho bạc Nhà nước sẽ điều tiết nguồn cung hợp lý để có thể tối ưu hóa lợi ích cho Ngân sách Nhà nước qua từng thời kỳ.
Theo VCBS, dự phóng khối lượng phát hành trái phiếu không đổi so với 2021, rơi vào khoảng 350 – 370 nghìn tỉ đồng. Tuy nhiên, khối lượng trái phiếu chính phủ đáo hạn giảm mạnh so với 2021. Điều này giúp giảm áp lực phát hành cơ cấu nợ. Đáo hạn trái phiếu 5-6 năm tiếp, khối lượng vẫn ở mức thấp.
VCBS nhận định, mặt bằng lợi suất trái phiếu còn dư địa giảm, tuy nhiên mức độ giảm, biến động không lớn. Các nhịp tăng ngắn hạn có thể đan xen xuất hiện trong các nhịp giảm, tùy theo biến động trên thị trường thế giới.
Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng có thể nhích lên cao hơn bình quân các năm 2020-2021, ở mức 0,2% – 0,5%. Nguồn thanh khoản với các hệ thống ngân hàng dồi dào nhờ Việt Nam duy trì sức hút đối với dòng tiền đầu tư nước ngoài.
Theo dự báo của chứng khoán VCBS, lợi suất đối với trái phiếu kỳ hạn 10 năm dao động từ 2 – 2,5%. Trái phiếu kỳ hạn 7-10 năm sẽ có thanh khoản cao nhất.
Tuy nhiên, lạm phát có thể tăng đột ngột và không thể kiểm soát hay biến động mạnh của thị trường thế giới tạo ra những rủi ro mang tính hệ thống trên toàn cầu.
Cát Anh (T/h)