Sau 3 tháng triển khai nhưng tiến độ giải ngân gói 800 nghìn tỷ cho vay lãi suất thấp mới được 1%.
Tình hình giải ngân gói cho vay lãi suất thấp 800 nghìn tỷ
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo về kết quả cho vay hỗ trợ lãi suất của các ngân hàng thương mại tại cuộc họp diễn ra vào ngày 17/8 với Phó thủ tướng Lê Minh Khái. Theo đó, sau gần 3 tháng triển khai, hoạt đọng cho vay hỗ trợ lãi suất vẫn còn hạn chế.
Theo kế hoạch, 40.000 tỷ đồng sẽ được ngân sách nhà nước dành ra để hỗ trợ các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay 2% trong vòng 2 năm. Đây là nguồn vốn rẻ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phục hồi nền kinh tế sau dịch Covid-19.
Theo đăng ký của ngành ngân hàng về nguồn hỗ trợ từ ngân sách trong năm nay là hơn 16.000 tỷ đồng và gần 24.000 tỷ đồng trong năm 2023 nhằm mục đích giảm lãi suất 2% cho khách vay. Tương ứng với nó, trong năm nay, 800.000 tỷ đồng dư nợ cho vay lãi suất thấp sẽ được tung ra thị trường và năm sau là 1,2 triệu tỷ đồng dư nợ.
Tuy nhiên, tính cho tới nay, tỷ lệ giải ngân dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất 2% đang ở mức rất thấp – khoảng 4.100 tỷ đồng trên tổng quy mô 800.000 tỷ đồng. Việc giải ngân khó khăn và chậm triển khai đã được đại diện Ngân hàng Nhà nước thừa nhận.
Nguyên nhân của việc giải ngân chậm tiến độ gói 800 nghìn tỷ
Ngân hàng Nhà nước đưa ra nguyên nhân đầu tiên là bởi các nhà băng vẫn còn lúng túng trong việc xác định đối tượng được hỗ trợ lãi suất. Trong đó có tình huống, nhiều hộ gia đình sản xuất kinh doanh vay vốn tại các ngân hàng thương mại tuy nhiên do không đăng ký hộ kinh doanh nên không nằm trong diện được hỗ trợ…
Một lý do khác cho việc giải ngân gói vay ưu đãi trong tình trạng dậm chân tại chỗ chính là tình trạng các ngân hàng sử dụng gần hết hạn mức tín dụng được cấp.
Sau 3 tháng triển khai, tiến độ giải ngân còn rất thấp. Theo đánh giá của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, việc giải ngân gói vay ưu đãi lãi suất là rất khó khăn. Do đó, ông yêu cầu các bộ ngành thực hiện rà soát lại các quy định về ngành nghề cũng như đối tượng được hưởng, những điều kiện vay vốn “có vênh so với thực tế và khắt khe so với quy định chung hay không” để điều chỉnh, bổ sung một cách kịp thời.