Theo nhà kinh tế của Goldman Sachs, trong vòng xoáy lạm phát – tiền lương, chỉ khi Fed thắt chặt chính sách mới có thể phá vỡ tình hình, nhưng nếu Fed không thành công hạ cánh an toàn không chỉ ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế mà còn gây ra suy thoái kinh tế vượt xa các dự báo hiện tại.
Mặc dù Goldman Sachs đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ 6 lần kể từ tháng 7 năm ngoái và dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ sẽ tăng 3,8% trong năm 2022, giảm so với mức 4,2% đưa ra trước đó. Bên cạnh đó, ngân hàng phố Wall này cũng dự báo để kiềm chế lạm phát, Fed có thể sẽ đẩy nhanh và mạnh thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa.
Nói cách khác, Mỹ có thể đối mặt với suy thoái nếu các chính sách thắt chặt của Fed khó hạ cánh.
Goldman Sachs: Chính sách thắt chặt của Fed khó hạ cánh
Ngày 8/2, nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs đã đưa ra một ghi chú có tiêu đề “Sự chậm lại mà chúng ta cần” (The Slowdown That We Need), cho thấy rằng bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ đã bất ngờ tăng 467.000 việc làm trong tháng 1/2022. “Tỷ lệ tiền lương hàng năm đã tăng lên 6% trong 2-3 quý qua; lạm phát PCE cốt lõi ở mức khoảng 5% trong 3, 6 và 12 tháng qua. Điều này đặt ra câu hỏi liệu chúng ta có đang ở trong vòng xoáy lạm phát tiền lương cần được phá vỡ thông qua các đợt tăng lãi suất tích cực và thắt chặt mạnh mẽ của Fed hay không.”
Câu trả lời hiển nhiên là có, mặc dù Goldman Sachs một lần nữa “tự tát” vào lời nói tháng trước của mình rằng có “dấu hiệu rất nhỏ của vòng xoáy lạm phát tiền lương.”
Cuộc thăm dò mới nhất cho thấy 55% người được hỏi đang cố gắng sử dụng dấu hiệu dọa nhảy việc để yêu cầu tăng lương từ các nhà tuyển dụng hiện tại, với lạm phát cao là một trong những lý do “chính đáng” nhất. Thị trường cho rằng một khi vòng xoáy tiền lương – lạm phát hình thành, không thể loại trừ khả năng Cục Dự trữ Liên bang sẽ chọn tăng mạnh lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 3/2022.
Cũng giống như Goldman Sachs thay đổi sau khi coi lạm phát là “thoáng qua, tạm thời” tháng này qua tháng khác vào năm 2021, Goldman Sachs, sau khi thừa nhận rằng vòng xoáy lạm phát tiền lương đang trên một quỹ đạo đi lên, cho biết:
“Ngay cả khi tăng trưởng tiền lương giảm từ 6% xuống 5% như chúng tôi mong đợi, điều này có nghĩa là lạm phát chi phí lao động ít nhất là 3% với giả định năng suất tăng không quá 2%. Nếu tốc độ này tiếp tục, mục tiêu lạm phát PCE 2% của Fed khó có thể đạt được.”
“Điều đó làm dấy lên rủi ro rằng sản lượng kinh tế và tăng trưởng việc làm sẽ chậm lại nhiều hơn so với dự báo hiện tại, và không nhanh hơn so với xu hướng dài hạn.”
Nói cách khác, ý của nhà kinh tế trưởng của Goldman Sachs cho biết “áp lực tiền lương và lạm phát ở các nền kinh tế tiên tiến sẽ mở rộng, có nghĩa là tăng trưởng cần phải chậm lại và chính sách tiền tệ cần được thắt chặt trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi”, thực chất là chính sách siêu thắt chặt của Fed sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế.
Hatzius giải thích quan điểm thị trường của mình rằng sự gia tăng lợi suất phi rủi ro, mở rộng chênh lệch tín dụng IG và HY, và sự phục hồi sau đại dịch cho đến nay, thị trường sẽ chứng kiến lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn và tiềm năng co lại lớn hơn.
Tuy nhiên, các giả định trên đều đi cùng tiền đề rằng Fed bằng cách nào đó sẽ có một cuộc hạ cánh mềm. Vấn đề là Fed chưa bao giờ có thể hạ cánh nhẹ nhàng, và mỗi chu kỳ thắt chặt đều kéo theo một cuộc khủng hoảng.