Trong cuộc xung đột với Nga, chính phủ Ukraine đã kêu gọi quyên góp được hơn 10 triệu USD tiền mã hóa. Liệu phương pháp kêu gọi vốn này có đủ sức giúp Ukraine vượt qua cuộc tấn công mạnh mẽ từ phía Nga?
Theo đó, chính phủ Ukraine đã đăng một bài viết trên Twitter gắn 2 địa chỉ hai ví điện tử, trong đó, một ví chỉ chấp nhận Bitcoin và một ví chấp nhận Ethereum và Tether – đồng stablecoin được neo giá với đồng USD.
Công ty nghiên cứu tiền điện tử Elliptic cho biết, tính đến ngày 26/2, hai ví điện tử trên đã thu hút 10,2 triệu USD tiền mã hóa.
Quyên góp dưới dạng tiền mã hóa cho quân đội Ukraine tăng vọt
Khoảng 1,86 triệu USD tiền mã hóa dưới dạng NFT(non-fungible token). NFT đại diện cho một tài sản duy nhất, không thể thay thế, không thể sao chép hay làm nhái.
Ukraine hiện đang biến tiền mã hóa thành công cụ hỗ trợ trong cuộc chiến chống lại quan đội Nga. Tổ chức phi chính phủ Come Back Alive cung cấp trang thiết bị cho quân đội Ukraine đã bắt đầu chấp nhận quyên góp bằng tiền mã hóa từ năm 2018. Kể từ khi Nga phát động tấn công Ukraine, tổ chức này đã kêu gọi quyên góp thành công hàng triệu tiền mã hóa.
Tổng số tiền mã hóa quyên góp gửi đến cho chính phủ Ukraine và tổ chức phi chính phủ để hỗ trợ quân đội hiện đạt khoảng 16,7 triệu USD.
Tom Robinson, nhà khoa học trưởng của Elliptic cho biết: “Tiền mã hóa đặc biệt phù hợp với hoạt động gây quỹ quốc tế vì nó không quan tâm đến ranh giới quốc gia và chống kiểm duyệt. Không có cơ quan trung ương nào có thể ngăn chặn các giao dịch, ví dụ như để đáp trả các lệnh trừng phạt”.
Come Back Alive thông báo dừng trang page gây quỹ Patreon với lý do “không cho phép bất cứ chiến dịch nào liên quan đến bạo lực hoặc mua bán trao đổi trang thiết bị quân sự.” Come Back Alive là một quỹ từ thiện được thành lập vào năm 2014 và có trụ sở tại Kyiv.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Ukraine đã nêu rõ quan điểm rằng họ sẽ không trực tiếp nhận các khoản đóng góp bằng tiền điện tử. Một tuyên bố trên trang web của Chính phủ nói rằng “luật pháp quốc gia không cho phép Bộ Quốc phòng Ukraine sử dụng các hệ thống thanh toán khác, ví dụ như Webmoney, Bitcoin, ‘PayPal…”.
Ngày 27/2, trên tài khoản Twitter cá nhân, Mykhailo Fedorov, Phó thủ tướng Ukraine, kêu gọi các sàn giao dịch tiền mã hóa lớn “khóa” các khoản thanh toán của người dùng Nga.”