Những cá nhân khắt khe, nghiêm túc, những người khăng khăng với triết lý tiền điện tử đáng sợ hơn cả những kẻ cuồng tín.
Giáo sư Gary Gensler hay chủ tịch Ủy ban giao dịch và chứng khoán Mỹ?
Thế nào là “tiền điện tử có lý”
Sensible crypto: Cụm từ ám chỉ tiền điện tử có lý, hợp lý là thực tế và phù hợp với mục đích chúng ta cần, hơn là sự hấp dẫn hoặc xu hướng.
Có thể khá thú vị nếu bạn mang tiếng cười đến với không gian tiền điện tử, bạn có thể “trêu chọc” những người theo chủ nghĩa memecoin nhưng đừng đùa với những cá nhân “nhạy cảm” với chủ nghĩa tiền điện tử.
Chính những cá nhân nghiêm túc, khắt khe, cố chấp nói rằng chúng ta cần phải xem xét lại toàn bộ vấn đề để kiến tạo một xã hội thịnh vượng mới là những “kẻ đáng sợ” – điều tôi không muốn nhắc đến là sự cuồng tín tiền điện tử.
Tôi muốn nói đến những người đàn ông mặc vest nói với bạn rằng tiền điện tử sẽ thay đổi thế giới, thay đổi cách chúng ta làm gì với tiền trên khắp thế giới, rằng tiền điện tử sẽ mang lại hệ thống tài chính dân chủ, công bằng, văn minh.
Các nhà chính trị cũng nhấn mạnh quan điểm rằng chúng ta cần phải hiểu rõ luật chơi tiền điện tử để có thể đứng trên đầu con thuyền đổi mới. Dân cư phố Wall cũng thừa nhận với CNBC rằng những người kém may mắn hay coi tiền điện tử là một nơi an toàn để gửi tiền.
Ngành công nghiệp tiền điện tử liệu có đang dựa dẫm những người thiếu khả năng đến mức không dám đánh cược với chính tiền của mình?
Và đó là những cá nhân không quan tâm đến hàng hiệu, họ chỉ muốn thu về hàng tỷ USD nên họ sẵn sàng cho đi mọi thứ và dùng sức mạnh để biến thế giới trở thành một thiên đường sống tốt đẹp. Những cá nhân này đã đem uy tín reo vào một ngành đầu tư đầy sự rủi ro, không rõ ràng và đâu đó có cả sự kém hiểu biết (mặc dù là thiểu số).
Họ ở giữa ranh giới của tiếp thị đa cấp và Ponzi. Họ nhắm vào những người không có kiến thức về đầu tư và chỉ muốn làm giàu nhờ vào những canh bạc.
Cách thức thứ 2, CBDC. CBDC không liên quan đến tiền điện tử vì chúng được phát hành và được kiểm soát bởi một đơn vị nhà nước, khác với tiền điện tử, CBDC là tiền có giá trị như một phương thức đầu tư.
Luận điểm ủng hộ CBDC rằng nó sẽ trở thành phương tiện giao dịch nhanh chóng, rẻ hơn, hiệu quả hơn cũng là cách để tiếp thị tiền điện tử được tiền điện tử hỗ trợ. Và CBCD cũng gây ra mối đe dọa tới thị trường tài chính.
Trong tuần này, Digital Pound Foundation sẽ tổ chức một sự kiện quảng bá đồng bảng kỹ thuật số, ở đó, người đứng đầu bộ phận công nghệ tương lai của Ngân hàng Anh sẽ phát biểu. Điều này diễn ra sau khi ngân hàng Trung ương Anh thông báo về đồng bảng Anh kỹ thuật số có thể thay thế tiền mặt vào cuối thập kỷ này. Có vẻ hợp lý!
Thế nhưng đã có ai biết đến Digital Pound Foundation?
Họ tự giới thiệu DPF là một “diễn đàn độc lập hỗ trợ triển khai đồng bảng kỹ thuật số” có nhiệm vụ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tiền tệ của chính phủ Anh. Nhưng thực chất, điều họ quan tâm chỉ là tiền điện tử.
Tổ chức của họ gồm 3 pháp nhân: 2 sáng lập kiêm Giám đốc điều hành các dự án tiền điện tử tương đối ít người biết đến và Chủ tịch của DPF là “người đứng đầu chính sách” tại Ripple. Trụ sở của DPF nằm ở Washington DC.
“Mục tiêu số một của ngành công nghiệp tiền điện tử là bán tiền điện tử và hợp pháp nó”, “Nếu CBDC thực sự thành công. . . nó sẽ phá hủy một trong những câu chuyện kể về tiền điện tử”
Ripple liệu có là một ví dụ về “sensible crypto” theo đúng nghĩa?
Ripple tự bán mình cho các ngân hàng như một giải pháp thanh toán. Cuối năm 2020, SEC đã kiện Ripple với cáo buộc chào bán XRP và huy động được 1,3 tỷ USD là trái với luật chứng khoán. Ripple nhanh chóng bác bỏ cáo buộc này, vụ kiện đã kéo dài 2 năm và chưa có hồi kết.
Việc hợp pháp hóa tiền điện tử cũng đang diễn ra ở Anh.
Khi còn đương nhiệm ở vị trí Bộ trưởng Tài chính, Rishi Sunak đã mạnh dạn đề xuất nước Anh nên trở thành một “ trung tâm tiền điện tử toàn cầu”. Chính phủ Anh đang tìm cách đưa tiền điện tử vào một lĩnh vực pháp lý đã định sẵn thay vì xây dựng một cách tiếp cận hoàn toàn mới.
Những người theo phe “Sensible crypto” họ có sức hấp dẫn kỳ lạ khi có thể sử dụng những điều thực tế thành một luận điểm hoàn chỉnh, họ xuất hiện tại các hội nghị ngân hàng và đưa ra bức tranh ảm đạm về nền tài chính truyền thống; và chúng ta phải nhìn vào đám đông ấy họ thực sự là ai; những “kẻ bán dầu rắn” nấp mình trong bộ quần áo chỉn chu (ám chỉ những kẻ bán dụ người mua hàng giả).
Nguồn Financal Times
Trader_Z
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.