Mọi thông chi tiết về hệ sinh thái Fantom (FTM) sẽ được cập nhật đầy đủ trong bài viết dưới đây.
Hệ sinh thái Fantom (FTM) là gì?
Là một dự án tiền điện tử rất thành công, Fantom được kỳ vọng sẽ có thể khắc phục được các khuyết điểm của các dự án tương đương, mở rộng được khả năng trên chuỗi blockchain.
Trong chiến lược phát triển dài hạn của mình, Fantom đã xây dựng một nền tảng dựa trên Directed Acrylic Graph nhằm đạt được sự đồng thuận để đăng ký thực hiện các smart contract.
Cụ thể, khi tham gia vào mạng lưới, thì các node không cần để ý đến các node khác trên cùng chuỗi blockchain. Ngoài ra, Fantom sử dụng đồng thời giao thức Lachesis để kích hoạt smart contract.
Điều đáng nói, Lachesis sử dụng máy ảo Ethereum (EVM) tương thích hoàn toàn với Ethereum. Điều này làm cho Fantom linh hoạt, các nhà phát triển có thể dịch chuyển các dApps dựa trên Ethereum hiện có.
Đây chính là “con át chủ bài” có thể khiến mạng chính Fantom Opera có hiệu suất cao, chi phí giao dịch thấp.
Ngoài việc là ứng dụng trong không gian DeFi, Fantom còn là blockchain được ứng dụng trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp và chính phủ.
Tiềm năng nổi bật của Fantom
Khắc phục và kế thừa
Hệ sinh thái Fantom có các mạng độc lập để duy trì tính ổn định và tránh tình trạng tắc nghẽn khi giao dịch quá tải. Không quá khen khi đánh giá hệ sinh thái Fantom có tốc độ phát triển không gian DeFi đáng nể, nhanh bậc nhất trong không gian blockchain.
Các lớp cơ bản của Fantom bao gồm:
Node Service blockchain: Lưu trữ các mã nhận dạng node của mạng.
OPERA chain: DAG của các event block.
Mainchain Blockchain: Lưu trữ các event block đã được mạng xác thực và hoàn thiện.
Nếu các thể hệ blockchain đời đầu như Ethereum hay Bitcoin làm nền móng cho các ứng dụng thực hiện thì Fantom là người kế thừa hoàn hảo vừa khắc phục được các điểm yếu về tốc độ, khối lượng giao dịch, độ trễ giao dịch,…vừa có thể đẩy mạnh các hoạt động độc lập trên blockchain riêng biệt.
Fantom được kỳ vọng cung cấp tốc độ giao dịch 300.000 giao dịch mỗi giây (TPS).
Trên Fantom, các blockchain độc lập với nhau, các token lưu thông theo 1 quy tắc quản trị – gắn vào Lachesis. Các blockchain liên kết với nhau để hưởng lợi ích từ gia tốc đến độ bảo mật.
Nói đơn giản, Fantom chính là mạng lưới bao quát các mạng lưới khác.
Tính bảo mật
Không sử dụng cơ chế PoW, Fantom được bảo mật bằng Proof-of-Stake (PoS) để ngăn lượng tiêu thụ điện năng và tập trung bảo mật hơn. Các giao dịch trên hệ sinh thái Fantom không được “back” lại bởi cơ chế đồng thuận PoS có quy mô hàng trăm node, tăng tính bảo mật đến mức tối đa.
Tuy nhiên, là 1 mạng lưới Public, bất kỳ người dùng nào cũng có thể trở thành validator node (người kiểm định, xác thực và đóng block mới). Muốn được tham gia vào hệ thống, các validator buộc phải “stake” (đặt cọc coin) tối thiểu 3.175.000 FTM vào mạng lưới.
Thông tin token FTM
Tổng nguồn cung: 3.175.000.000 FTM
Nguồn cung lưu hành: 2.541.152.731 FTM
Phân bố Fantom token
3.15% được bán thông qua hình thức Seed Sale
37.04% được bán thông qua hình thức Private Sale
1.57% được bán thông qua hình thức Public Sale
7.48% được phân bổ cho team phát triển dự án
12% được phân bổ cho các cố vấn của dự án
6% lưu trữ
32.75% được phân bổ làm Block Rewards
Trong Fantom, FTM được sử dụng để staking, trả phí giao dịch và là điều kiện để tham gia quản trị mạng lưới. Muốn sở hữu FTM, người dùng cần mua trực tiếp các token đã niêm yết trên thị trường gồm: Binance, Digifinex, Bkex, Okex, Sushiswap, MXC, Bilaxy, Kucoin, Uniswap, Gate.io, Bibox…
Tại thời điểm 16h50 ngày 18/3/2022, FTM hiện giao dịch ở mức 1,19 USD = 0.00002934 BTC, vốn hóa thị trường là 3,1 tỷ USD.
Trong DeFi, chỉ trong 7 ngày kể từ 30/8/2021, TVL của Fantom đã tăng từ khoảng 650 triệu USD lên 1.4 tỷ USD. Ghi nhận thời điểm ngày 18/3/2022, TVL Fantom đang giữ vững ở mức 6,61 tỷ USD, tổng volume giao dịch đạt 592,6 triệu USD/ngày.
Bắt đầu từ năm 2019, hệ sinh thái Fantom đã bắt đầu tập trung xây dựng DeFi với dự án đình đám “Fantom DeFi”. Tính đến tháng 3/2022, Fantom đã có gần 200 dự án trong DeFi.
Tuy nhiên số lượng dự án hoạt động nổi bật thì chưa đến 50 dự án. Để cải thiện vấn đề này, Fantom đã ra mắt chương trình “Fantom Ecosystem Spotlight” kèm với Fantom Incentive Program trị giá 550 triệu USD.
Trong tương lai Fantom hoàn toàn có đủ sức hút để có thể tạo thành 1 hệ sinh thái rộng lớn như blockchain của ETH và Polkadot.
Zoe ViMoney